Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hương Sơn biến cây rừng hoang dại thành sản phẩm OCOP

Thứ hai - 01/02/2021 10:05
Hương Sơn với lợi thế đồi rừng đã đem lại nhiều nguồn lợi cho người dân. Trong đó, cây Móc - một loài cây mọc tự nhiên trong rừng đã được gia đình anh Phạm Đình Ái, chị Đinh Thị Thuận ở thôn 3, xã Sơn Lĩnh phát hiện và chế biến ra sản phẩm đũa Móc, được thị trường đón nhận. Và mới đây, sản phẩm đã được tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao khi tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm - OCOP".
3

Cơ sở sản xuất có 5 công nhân thường xuyên làm việc

Cây Móc hay còn gọi là cây Đùng đình thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là ở những nơi có đất cứng và không khí hơi ẩm. Ở Hương Sơn, cây mọc tự nhiên trong rừng và bị người dân phá bỏ khi cải tạo trồng rừng vì cho rằng nó là cây hoang dại không mang lại giá trị kinh tế. Trong một lần tình cờ đi rừng, anh chị Thuận Ái - Chủ cơ sở Đũa Móc Thuận Ái ở thôn 3, xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn đã phát hiện ra cây Móc là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để sản xuất đũa sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

3

Mỗi sản phẩm đều trải qua 7 công đoạn sản xuất bằng máy móc.

Nói là vậy, nhưng để làm ra được những đôi đũa Móc hoàn toàn bằng thủ công phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ và khéo tay. Hiện tại, mỗi đôi đũa móc phải trải qua tất cả 7 công đoạn từ khâu xẻ gỗ cho đến các công đoạn như: mài đầu tròn, đầu vuông, máy làm mịn, đánh bóng... Sau khi hoàn thành các công đoạn sơ chế, những chiếc đũa móc được cho vào lò sấy, sau đó đóng bao, dán nhãn, xuất ra thị trường tiêu thụ. Chị Thuận chia sẻ: " Cây Móc có thân rất cứng vì thế không thể dùng dao để vót mà tất cả đều phải dùng bằng máy móc. Đôi đũa có 1 đầu tròn và 1 đầu vuông, vì thế vợ chồng tôi đã tự mày mò, nghiên cứu thiết kế ra loại máy phù hợp và tìm đến các xưởng cơ khí đặt hàng theo yêu cầu bản thiết kế của mình . Phải mất nhiều năm làm đi, sửa lại chúng tôi mới thành công "

3

Chị Đinh Thị Thuận bên những sản phẩm của gia đình

Gần 2 năm nay, anh chị Thuận Ái đã tìm mua cây Móc của người dân trên địa bàn các xã Sơn Kim1, Sơn Kim2, Sơn Hồng, Sơn Tây... để về làm đũa. Mỗi cây có đường kính khoảng 40 - 50 cm, cao 10 - 12m được mua tại rừng với giá khoảng 500 ngàn đồng. Sau khi thuê nhân công khai thác, đem cắt ngọn chỉ để lại phần gốc khoảng chừng 3 - 4 m, tách vỏ, bỏ ruột lấy chất tinh của cây.

Sản phẩm sau khi hoàn thành có màu sắc nâu đen hoàn toàn tự nhiên như vốn có của nó. Đũa cứng chất sừng, không dễ thấm nước nên không bị mốc, không cong vênh, sử dụng bền, càng dùng lâu càng đen bóng. Cũng bởi những đặc điểm ưu việt ấy nên sản phẩm không sử dụng các loại hóa chất, chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng. Chị Nguyễn Thị Nga, một người dân đã sử dụng đũa Móc hơn 1 năm nay chia sẻ: " Chúng tôi đã dùng qua rất nhiều loại đũa nhưng chưa có loại nào dùng thích như đũa Móc này. Nó không bị cong vệnh như đũa nhựa, không bị lên mốc như đũa gỗ, không khó gắp thức ăn như đũa Inoc nên chúng tôi rất thích và đã giới thiệu cho nhiều người cùng sử dụng "

3

Đóng gói sản phẩm Đũa Móc Thuận Ái sau khi đã qua công đoạn hấp, sấy.

Cơ sở sản xuất của anh chị Thuận Ái hiện có 5 lao động thường xuyên, bình quân mỗi ngày, sản xuất được hơn 500 đôi đũa. Sau hơn 1 năm có mặt trên thị trường ản phẩm đũa móc đã được nhiều biết đến và trở thành “thương hiệu” đũa móc Thuận Ái. Từ nhiều kênh bán hàng, mỗi năm, cơ sở xuất ra thị trường hơn 10.000 đôi đũa, mỗi đôi bán với giá 5.000 đồng, thu về hàng chục triệu đồng.

Hiện nay, Đũa Móc Thuận Ái đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Để đủ nguồn cung nguyên liệu, cơ sở đang liên kết với các HTX, hộ trồng, khoanh nuôi rừng để nhân giống và cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, mua sắm thêm máy móc, thiết bị hỗ trợ, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho lao động ở địa phương. Ông Trần Phi Long, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Lĩnh cho biết: " Đũa Móc Thuận Ái là cơ sở sản xuất rất có tiềm năng và uy tín, sản phẩm được nhiều người tin dùng. Địa phương cũng đã thường xuyên quan tâm, động viên cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, đang khuyến khích nhân dân đầu tư nhân giống cây Móc để đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu cho cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu đề ra ".

3

Ông Trần Phi Long - PCT UBND xã Sơn Lĩnh (Người mặc áo trắng) tham quan quy trình sản xuất Đũa Móc

Tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" cơ sở Đũa Móc Thuận Ái đã đầu tư  xây dựng, cải tạo lại nhà xưởng và cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm; Đồng thời, lập trang website riêng để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. S ản phẩm này vừa được Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh thẩm định, đánh giá đạt hạng 3 sao trong chương trình OCOP năm 2020 ./.

 

Theo Hương Hà/huongson.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại777,599
  • Tổng lượt truy cập88,132,669
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây