Học tập đạo đức HCM

Đảng bộ Kỳ Anh với việc thực hiện Đề án nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng NTM

Thứ tư - 21/08/2013 22:43
Xác định tiêu chí về nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn là yếu tố cốt lõi, là linh hồn của chương trình MTQG về xây dựng NTM. Vì vậy, huyện Kỳ Anh đã nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất. Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt và xây dựng được hướng đi thích hợp nên Kỳ Anh đã thu được những kết quả đáng phấn khởi.

Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kỳ Anh về lãnh đạo thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2012 – 2020 nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người/năm gấp 1,4 lần so với mức bình quân chung của tỉnh”. Trong điều kiện lúc bấy giờ, khi mà kinh tế của Kỳ Anh chủ yếu là nông nghiệp thuần túy, manh mún và nhỏ lẻ thì mục tiêu đặt ra có vẻ rất táo bạo. Để thực hiện được kế hoạch đề ra, Đảng bộ Kỳ Anh đã hoạch định kinh tế của huyện thành 4 vùng trọng điểm để phát triển 4 mũi nhọn dựa trên lợi thế của từng xã, thị trấn. Đường lối được vạch ra cụ thể, rõ ràng nên các địa phương và bà con nhân dân căn cứ vào lợi thế của mình để thực hiện nhằm nâng cao dần mức sống trong mỗi gia đình. Trước hết, trong giai đoạn bước đầu, cấp ủy Đảng các cấp đã chú trọng xây dựng các mô hình điểm nhằm nhân ra diện rộng và cũng là tạo ra niềm tin trong cộng đồng dân cư.
 
Mô hình chăn nuôi  350 lợn nái cấp bố mẹ, 6.000 lợn con sau cai sữa và 1.000 lợn thương phẩm tại HTX chăn nuôi Hoàng Châu ở Kỳ Bắc
 
Là một cựu chiến binh, luôn trăn trở với việc làm giàu cho gia đình và quê hương nên ông Trần Văn Phúc ở thôn 6, xã Kỳ Bắc luôn trăn trở với việc phát triển kinh tế và ông chỉ mới tìm ra được hướng đi cho mình kể từ ngày địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM. Từ chương trình này, ông đã được tập huấn kiến thức được vay vốn và được định hướng trong việc lựa chọn các đối tượng để chăn nuôi. Tháng 2 năm 2013, thực hiện quyết định 26 của UBND tỉnh, gia đình ông Phúc đã được vay 800 triệu đồng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chuồng trại và mua con giống. Trong trang trại của ông Phúc ngoài gà, vịt, lợn còn có bồ câu Pháp, gà sao, chim trĩ, thỏ, cá, ếch. Đối với chim trĩ, bầu câu Pháp, ông Phúc đã xây dựng lò ấp để bán con giống tạo đà cho việc phát triển chăn nuôi ở địa phương. Mỗi năm, từ mô hình tổng hợp của mình, ông Phúc đã thu về lợi nhuận từ 100-150 triệu đồng và tạo việc làm cho 12 lao động. Đối với ông Lê Văn Phúc, thu nhập chưa thật nhiều nhưng ông luôn cho rằng định hướng lãnh đạo của Đảng là hết sức quan trọng để người dân phát huy được bản tỉnh cần cù, chăm chỉ của mình. Ông Trần Văn Phúc  xã Kỳ Bắc  nói: “Làm kinh kế tôi thấy rằng vai trò định hướng, lãnh đạo của Đảng rất quan trọng. Chúng tôi đều có quyết tâm, có nghị lực nhưng lại không biết tìm ra hướng đi phù hợp cho mình. Khi được hướng dẫn về khoa học kỉ thuật, được cho vay vốn chúng tôi rất vững tin nên càng đã tích cực và hăng say hơn trong chăn nuôi cũng như trồng trọt”.
 
Mô hình chăn nuôi gà đồi tại xã Kỳ Thượng
 
Xây dựng mô hình điểm có vai trò quan trọng vừa để thể hiện khả năng thích nghi của các đối tượng cây trồng, vật nuôi và nâng cao nhận thức của nhân dân theo hướng xây dựng sản phẩm hàng hóa. Xác định đây sẽ là sự thay đổi trong tư duy, trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân nên cấp ủy Đảng, chính quyền ở Kỳ Anh tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ theo cơ chế của tỉnh, huyện. Năm 2012, đã giải ngân nguồn vốn từ các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã là trên 33.400 triệu đồng, xây mới được 103 mô hình phát triển sản xuất và có 108 doanh nghiệp, 9 hợp tác xã, 28 tổ hợp tác được thành lập.  Ngoài nguồn vốn thì Đảng bộ huyện Kỳ Anh hết sức lưu tâm đến vấn đề chuyển giao các ứng dụng khoa học kỉ thuật, tổ chức trên 100 lớp tập huấn, đào tạo nghề cho hàng chục ngàn lao động nông thôn để họ có kiến thức khi tiếp cận với những ngành nghề mới.

Với những cách thức riêng của mình trong đường lối lãnh đạo phù hợp với đặc điểm tình hình và tâm lí, nhu cầu của người dân nên gần 3 năm thực hiện Đề án nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện có 642 mô hình sản xuất kinh doanh vừa và lớn. Nhiều mô hình có qui mô, sự đầu tư lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi 350 lợn nái bố mẹ, 6.000 lợn con cai sửa và 1.000 lợn thương phẩm/năm của HTX chăn nuôi Hoàng Châu ở Kỳ Bắc; mô hình nuôi lợn thịt thương phẩm có quy mô 1.200 con/lứa của HTX thanh niên Kỳ Hoa, 600 con/lứa của HTX Thành Đạt  ở Kỳ Giang; mô hình trồng dưa hấu của Hợp tác xã Văn Hoa ở Kỳ Hoa; mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh trong ao đất vỗ bờ bằng xi măng, đáy lót bạt của ông Trần Thái Dũng ở Kỳ Ninh; mô hình ươm dưỡng giống tôm mặn, lợ của HTX nuôi trồng thuỷ sản Tuấn Linh; mô hình chế biến hải sản của HTX chế biến hải sản Kỳ Xuân; Quỹ tín dụng nhân dân xã Kỳ Khang với số vốn hoạt động trên 23 tỷ đồng, đã tạo điều kiện cho hàng ngàn lượt hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Ông Nguyễn Tiến Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh khẳng định: “Việc tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện đề án nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn đã tạo nên những chuyển biến hết sức tích cực trên lĩnh vực kinh tế. Điều đáng nói là những người nông dân đã thay đổi đáng kể trong tư duy, trong cách nghĩ, cách làm để hình thành nên một hướng đi mới của huyện đó là quy hoạch phát triển kinh tế theo hướng tập trung hàng hóa, xây dựng những mặt hàng chủ lực”
 
Trong chặng đường phía trước Đảng bộ huyện Kỳ Anh vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức nhưng những kết quả khởi đầu trong việc xây dựng các mô hình điểm theo hướng tập trung hàng hóa sẽ là nền tảng, là cơ sở quan trọng  làm nên niềm tin của nhân dân với đường lối lãnh đạo của Đảng, chính quyền. Để rồi từ dây, nhân dân không ngừng phát huy sự cần cù, năng động, sáng tạo của mình cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục triển khai quyết liệt việc nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập làm nên những đổi thay vững chắc từ chương trình MTQG xây dựng NTM .
 
                                         Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
Đài PTTH Hà Tĩnh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay31,653
  • Tháng hiện tại210,220
  • Tổng lượt truy cập90,273,613
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây