Học tập đạo đức HCM

Hộ nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng sau đợt mưa bão lũ lụt tháng 10 vừa qua

Thứ tư - 11/11/2020 21:02
Sau đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, hàng trăm hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Lộc Hà bị thiệt hại hết sức nặng nề. Tôm cá và các loại hải sản bị trôi, thiết bị tài sản ngâm nước hư hỏng, bờ bao cống rãnh sạt lở, môi trường ao đầm, nguồn nước bị ô nhiễm….Rất nhiều người hiện đang loay hoay để tìm phương án cho việc tái đầu tư nuôi trồng vụ mới

Lũ lụt rút đi giờ chỉ còn những ao nước trong vắt không một gợn tôm cá. Mô tơ ngâm nước, quạt xoay nước nằm im trên mặt hồ. Đó là những gì còn lại tại cơ sở nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình anh Trần Văn Minh ở tổ dân phố Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà. Mưa lụt, triều cường đã cuốn trôi của gia đình anh Minh 2 ao tôm với khoảng 1,5 tấn và 1 ao đã xuống giống gần 2 tháng, với khoảng 1,6 tấn, cùng với các ao nuôi tôm, cua, cá quảng canh thiệt hại ước tính gần 1 tỷ đồng. Mọi công sức, vốn liếng của cả gia đình đổ sông, đổ biển trong mưa lũ. Không chỉ thiệt hại về sản phẩm nuôi trồng, mà còn đê bao ao hồ bị sạt lở nhiều nơi, bạt lót ao bị rách, máy móc thiết bị hư hỏng hoàn toàn, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để tái sản xuất, gia đình anh Minh đang gặp rất nhiều khó khăn.

1

Cũng như gia đình anh Minh, Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà cũng trong tình trạng trắng tay sau lũ lụt. Hơn 2 ha ao hồ nuôi tôm công nghệ cao sắp đến ngày thu hoạch cũng đã bị nước cuốn trôi. Thiệt hại ước tính tổng trị giá thiệt hại từ tôm, cua, cá khoảng gần 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn cộng thêm hư hỏng tài sản và hạ tầng khu nuôi trồng cũng khá lớn. Sản phẩm không đáng kể còn lại cũng bị tác động bởi hiện tượng ngọt hóa dẫn tới tôm vàng mang, khô cứng vỏ, thân mềm và chết dần. Các xã viên coi như mất trắng trong vụ nuôi trồng này. Để tái đầu tư sản xuất cho vụ nuôi mới, HTX còn phải căn cơ rất nhiều về nguồn lực may ra mới có thể thực hiện được.

Cũng tương tự như HTX Xuân Hòa, tại HTX nuôi trồng thủy sản Hà Voọc ở xã Hộ Độ, nhiều hộ nuôi cũng trong tình trạng trắng tay sau đợt mưa lũ lớn vừa rồi. Lũ lụt lên nhanh, các chủ hộ trở tay không kịp đã khiến tất cả các vùng nuôi trồng thủy sản ở đây bị ngập chìm trong nước, tôm, cua, cá bị trôi, tài sản hư hỏng, ao hồ sạt lở và thiệt hại nặng. Nước lụt và triều cường đã làm ngập hoàn toàn 36 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, cua, cá bằng hình thức quảng canh và bán thâm canh của HTX trong 2 ngày. 42 hộ nuôi trồng ở đây, hộ thiệt hại ít thì dăm chục triệu đồng, hộ nhiều lên đến 200 triệu đồng. Ngoài ra, sóng, gió, nước lũ cũng làm hư hỏng nhiều bờ đê bao, lán trại, máy móc, vật tư phục vụ nuôi trồng. Hiện nay, nước lụt tại các khu vực nuôi trồng thủy sản đã bị ngọt hóa, người dân đang tranh thủ thu hoạch những gì còn sót lại. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị tôm, cá còn lại trong ao nuôi không đáng là bao. Toàn xã Hộ Độ có 68 ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm, cua đã bị mưa lũ ngập, thiệt hại rất nặng nề. Theo ước tính ban đầu, mưa lũ đã gây thiệt hại cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã hàng chục tỷ đồng.

2

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Lộc Hà, toàn huyện có hơn 400 ha diện tích nuôi trồng thủy sản ngọt, mặn, lợ trên địa bàn đã bị mưa lũ nhấn chìm, làm thiệt hại nghiêm trọng cả về sản lượng lẫn trang thiết bị, hạ tầng ao hồ nuôi trồng. Những diện tích nuôi thủy sản nhuyễn thể như ngao hến thì bị ảnh hưởng nước ngọt nên cũng bị chết gần hết. Ước tính tổng giá trị thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng.

Những thiệt hại do mưa lũ gây ra cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Lộc Hà là rất nặng nề. Các cấp chính quyền và ngành cuyên môn đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ các chủ hộ trên địa bàn khắc phục khó khăn, sớm khôi phục lại sản xuất. Trước mắt hỗ trợ hóa chất cloraminB cho các chủ cơ sở nuôi trồng để tiến hành thau rửa, diệt khuẩn, xử lý môi trường ao hồ vào thời điểm thuận lợi. Ngoài ra còn có lộ trình hỗ trợ để khắc phục trang thiết bị bị hư hỏng và gia cố đê bao, bạt lót để chuẩn bị cho vụ nuôi trồng mới với nhiều hy vọng mới./.

THeo Ngọc Quang/locha.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay11,882
  • Tháng hiện tại325,572
  • Tổng lượt truy cập90,388,965
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây