Vùng Xuân Sơn, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân. Nhiều năm trước, người ta vẫn gọi đây là vùng thâm sơn bởi sự xa xôi, thiếu thốn và ngăn cách. Thế nhưng, giờ đây, tất cả đã thực sự đổi thay. Cả một vùng quê này đang thực sự bừng sức sống.Nhiều cánh đồng bấy lâu bị bỏ hoang, nay đã được cải tạo, đầu tư, ưu tiên và khuyến khích, đưa tỉ lệ gieo cấy trong vụ hè thu đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch và cơ cấu giống hợp lý nên cho năng suất cao. Hơn 70 hộ giàu lên từ việc trồng đào với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Việc chăn nuôi được xem là một lợi thế để người dân tranh thủ khai thác được thế mạnh của đồng cỏ và đồi núi ,bên cạnh đó Việc xuất khẩu lao động đã được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Cổ Đạm chú trọng quan tâm vì thế đang đưa lại nguồn thu đáng kể để người dân tái đầu tư và nông nghiệp và dịch vụ, hình thành nhiều mô hình mới, đưa lại thu nhập cao cho bà con…Nông thôn mới với nhiều chính sách nhiều sự đầu tư hợp lý đã thực sự thổi một luồng gió mới cho vùng quê Cổ Đạm(Nghi Xuân) này.
Cùng với Xuân Lĩnh, Xuân Hồng, Tiên Điền, Cổ Đạm là một trong bốn xã được tỉnh chọn là xã điểm sẽ về đích nông thôn mới trong năm 2016. Và đến thời điểm này, với thu nhập bình quân ước đạt trên 30 triệu đồng mỗi người trên năm, Cổ Đạm đang được xem là địa phương có nhiều thế mạnh để đạt được tiêu chí số 10 về thu nhập. Với 52 mô hình lớn nhỏ có thu nhập cao, các tổ hợp tác và HTX phát triển mạnh, nhiều chính sách đầu tư cho nông nghiệp được triển khai, Nông thôn mới của Cổ Đạm đã thực sự tạo ra nhiều diện mạo mới, tạo điều kiện để phát triển vững chắc các tiêu chí khác...
Đây chỉ là một trong những cách làm khá hiệu quả của Nghi Xuân trong quá trình tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài những mục tiêu chung trong đẩy mạnh đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ lực; phát triển hình thức kinh tế hợp tác phù hợp đối với từng lĩnh vực… thì vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là việc tập trung vào những đường găng cụ thể theo từng đặc trưng, đây cũng chính là những kinh nghiệm và bài học quý được rút ra từ thực tiễn các xã về đích của huyện Nghi Xuân trong nhiều năm gần đây .
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để đạt được những vấn đề trong tiêu chí số 10 là không hề đơn giản. Một trong những điều trăn trở nhất với Nghi Xuân huyện đang chỉ đạo tập trung phát triển sản xuất, tập trung cao các sản phẩm hàng hóa chủ lực; triển khai hiệu qủa các Đề án ngành, lĩnh vực gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu: liên kết hoá sản xuất, doanh nghiệp hoá sản phẩm, xã hội hoá đầu tư; ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới tạo sự đột phá và bền vững ,đây là yếu tố cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả vượt trội, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tăng thêm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.Từ việc xác định sản phẩm chủ lực, gắn với quy hoạch các vùng sản xuất theo phương châm vừa tập trung vừa phân tán tạo ra sản phẩm hàng hóa, với các Đề án triển khai cụ thể, các sản phẩm chủ lực được xác định như: Lạc, rau, củ, quả công nghệ cao, lợn, bò, Tôm, thủy sản giá trị kinh tế cao, đánh bắt thủy sản xa bờ gắn với chế biến... đã tạo tiền đề cho sự phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả và khả năng nhân rộng.
Tính đến nay toàn huyện đã xây dựng được 530 mô hình làm ăn có hiệu quả tăng thu nhập cho người dân...Trong đó có 74 mô hình lớn 72 mô hình vừa 384 mô hình nhỏ. Bên cạnh đó huyện cũng đã chú trọng thành lập các hình thức tổ chức sản xuất từ đầu năm 2016 lại nay toàn huyện đã thành lập được 24 tổ hợp tác, 8 hợp tác xã và 6 doanh nghiệp nâng tổng số lên 75 Hợp tác xã, 98 tổ hợp tác và 124 doanh nghiệp.
Từ đó đã phát huy được tinh thần đoàn kết, nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao… Nhiều mô hình đã trở thành hình mẫu để người dân tham quan học tập, tạo sức lan toả lớn tại địa phương, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng và cũng cố các thành quả của các xã xây dưng nông thôn mới hiên nay.
Theo Ngọc Trâm/Nghi Xuân
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;