Học tập đạo đức HCM

Nỗ lực đưa bánh gạo Tokbokki Việt Nam vươn xa

Thứ bảy - 15/08/2020 07:09
Rời ghế nhà trường khi mới 18 tuổi, thay vì viết tiếp giấc mơ đèn sách, vì hoàn cảnh gia đình, chị Nguyễn Thị Đào, thôn Thi Đua, xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch đã quyết định xây dựng gia đình và làm giàu trên chính quê hương. Năm 2015, khi đã có trong tay số vốn kha khá, chị thành lập Công ty cổ phần Mir Việt Nam chuyên sản xuất, phân phối các loại bánh gạo Tokbokki cho đại lý, nhà hàng Hàn Quốc tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước.

Cơ sở sản xuất bánh gạo của chị Đào đang tạo việc làm ổn định cho
trên 20 lao động với mức lương 5 - 7 triệu đồng/người/tháng

Dẫn chúng tôi đi thăm xưởng sản xuất bánh gạo đang tiếp tục được mở rộng trên diện tích 500m2 của gia đình, chị Đào tâm sự: "Bố mẹ tôi sinh được 4 chị em gái thì 2 chị ở giữa bị nhiễm chất độc da cam do bố từng có nhiều năm tháng tham gia chiến tranh tại chiến trường miền Nam. Vì thế, khi tốt nghiệp THPT, tôi quyết định không thi đại học mà ở nhà lấy chồng, làm kinh tế để cùng bố mẹ chăm sóc 2 chị. Lúc ấy, mới chỉ đôi mươi nhưng tôi đã biết xoay xỏa đủ nghề, thức khuya dậy sớm trồng rau, nuôi lợn, buôn cây giống rồi lặn lội về tận Thổ Tang, Vĩnh Tường lấy hàng đổ buôn cho các quán, hàng tạp hóa trong xã và lên cả thị trấn Lập Thạch. Năm 2012, với mong muốn mang đến cho người dân những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, hai vợ chồng bàn nhau xây dựng mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới nhưng giờ thì phải cho người cháu họ làm để chuyên tâm hẳn với xưởng sản xuất bánh gạo này."

Năm 2015, nhận thấy trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh, theo đó, nhiều nhà hàng bán đồ ăn Hàn Quốc cũng được mở, chị Đào cùng con trai quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua dây chuyền, máy móc sản xuất bánh gạo Tokbokki Hàn Quốc và thành lập Công ty cổ phần Mir Việt Nam. Đến nay, sau 5 năm hoạt động, số vốn đầu tư hơn 5 tỷ đồng, toàn bộ thiết bị, máy móc đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc, công ty của chị đã sản xuất nhiều loại sản phẩm bánh gạo khác nhau như: Bánh gạo nguyên thanh, bánh gạo nhân phô mai, bánh gạo tấc cúc... được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao, có chỗ đứng trên thị trường nhiều tỉnh, thành phố. Trung bình mỗi tháng, công ty cung cấp ra thị trường từ 25-30 tấn sản phẩm bánh gạo các loại, doanh thu đạt gần 1 tỷ đồng.

Chị Đào cho biết, nguyên liệu chính để sản xuất bánh gạo chỉ đơn giản là bột gạo, muối tinh luyện và nước nhưng phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của phía đối tác nên mỗi công đoạn sản xuất từ chọn nguyên liệu, chế biến, đóng gói đến bảo quản, phân phối sản phẩm đều được công ty áp dụng nghiêm ngặt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hàm lượng dinh dưỡng. Hiện 100% nguyên liệu gạo được sử dụng là giống gạo Nhật Bản được trồng tại tỉnh Đồng Tháp trên những cánh đồng mẫu lớn đã được công ty ký hợp đồng bao tiêu lâu dài với đối tác. Trong quá trình chế biến, công nhân phải thực hiện đeo khẩu trang, găng tay, đặc biệt đầu năm 2020 đến nay, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trước khi bước vào ca sản xuất, công ty thực hiện nghiêm việc kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu công nhân rửa tay sát khuẩn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động và an toàn cho sản phẩm.

Vừa quản lý xưởng sản xuất bánh gạo, chị Đào cũng đang là phó bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận kiêm chi hội trưởng phụ nữ thôn Thi Đua. Trên cương vị công tác, chị đã giải quyết việc làm cho trên 20 lao động ở địa phương và 100% là phụ nữ, trong đó có nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn với mức lương trung bình 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, hỗ trợ 50 chị em phụ nữ vay vốn ủy thác với dư nợ trên 1,3 tỷ đồng để thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, chị Đào cho biết, mong muốn lớn nhất là có thể đưa sản phẩm bánh gạo của công ty vươn xa, tiến tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế, từ đó, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân địa phương, nhất là chị em phụ nữ; hiện công ty đang đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm thêm máy móc, đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm xuất xứ từ Hàn Quốc.

Bích Phượng/vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay27,059
  • Tháng hiện tại802,337
  • Tổng lượt truy cập91,976,066
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây