Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu sầu riêng của tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông

Thứ bảy - 08/08/2020 10:14
Nhắc đến xã Tân Phú, người ta nghĩ ngay về vùng đất có diện tích trồng cây ăn trái đặc sản của huyện Châu Thành, chủ yếu là chôm chôm, sầu riêng. Những năm gần đây, các nông hộ tại địa phương đã không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Trong đó, việc nâng cao sản phẩm sầu riêng của tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông là một điển hình.

Nếu như trước đây, thị trường tiêu thụ sầu riêng tại địa phương bị phụ thuộc vào các đơn vị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, vì thế, tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông  đã cải thiện qui trình bán hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian trong giai đoạn vận chuyển và bán hàng. Vì vậy, sầu riêng sẽ hạn chế thu hoạch sớm, đảm bảo chất lượng khi thu hoạch đúng "tuổi" và hạn chế sử dụng các chất bảo quản trong lưu kho, góp phần tăng năng suất và sử dụng hiệu quả sản phẩm từ sầu riêng.

Theo bà Nguyễn Thị Thinh - thành viên tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông: "Sầu riêng tươi là sản phẩm chính, được bán dưới dạng "ăn trái". Chúng tôi chia nhóm sản phẩm dựa vào mẫu mã và chất lượng trái sau thu hoạch. Với loại sản phẩm này cần trái đẹp và chất lượng cơm tốt. Trái sẽ được thu hoạch và vận chuyển đến các đại lý bán lẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đại lý bắt buộc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để theo dõi, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ vận chuyển, bán hàng đến trả hàng. Dựa trên các số liệu này theo thời gian chúng tôi sẽ đưa ra được những dự đoán chất lượng sản phẩm sau đó phản hồi lại nhà vườn trong tổ hợp tác. Đối với sầu riêng nguyên liệu là loại trái còn lại sau khi đã tuyển được nguồn cho loại sản phẩm sầu riêng tươi. Nhược điểm của sầu riêng nguyên liệu là hình dáng không được đẹp, cơm không đồng đều hay trái từ các cây năng suất thấp nên chúng tôi sẽ tận dụng để sản xuất các loại bánh, mứt, kẹo... Những sản phẩm này có hạn sử dụng lâu hơn nên thuận tiện cho vận chuyển, lưu trữ và bán hàng".

 

Tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông tham gia hội chợ tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Trúc Lan)

Tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông tham gia hội chợ tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Trúc Lan)

Tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông đang có khoảng 15 ha trồng sầu riêng với 37 thành viên tham gia (trong đó có 11 thành viên được chứng nhận VietGap). Hiện nay, các thành viên tổ hợp tác đã và đang tận dụng lợi thế này để cộng tác với các đơn vị du lịch lữ hành từ Thành phố Hồ Chí Minh tạo các điểm đến trong hành trình du lịch Miền Tây, góp phần đẩy mạnh du lịch trãi nghiệm thực tế vườn trái cây từ việc tận tay hái quả và thưởng thức trái cây, ẩm thực miệt vườn…

Bà Nguyễn Thị Thinh cho biết: "Đây không phải là sản phẩm chính nhưng thông qua việc du lịch sinh thái vườn sẽ góp phần đưa hình ảnh sản phẩm, thương hiệu phát triển nhanh hơn, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho các lao động nông nhàn tại địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống".

Hiện nay, tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông - xã Tân Phú đang hướng đến xây dựng mô hình sản xuất sầu riêng hữu cơ, xây dựng nhà xưởng chế biến và chú trọng công tác quảng bá, thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm sầu riêng chất lượng cao. Được biết, tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông đã và đang đẩy mạnh quy trình bán hàng online trên mạng xã hội, thông qua facebook, zalo, và trong thời gian tới sẽ xây dựng nhà xưởng sản xuất các sản phẩm từ sầu riêng nguyên liệu với tổng chi phí khoảng 500 triệu đồng. Theo ước tính, sản phẩm cung cấp một năm có thể đạt được khoảng 375 tấn (nhiều gấp 3 lần so với yêu cầu). Nếu cộng thêm chênh lệch tỉ lệ sầu riêng nguyên liệu với sầu riêng tươi và những vấn đề chưa kiểm soát sẽ hòan vốn sau 1 năm rưỡi đến 2 năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập477
  • Hôm nay66,443
  • Tháng hiện tại725,770
  • Tổng lượt truy cập93,103,434
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây