Học tập đạo đức HCM

Bình Định được mùa

Thứ ba - 05/03/2013 02:44
Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, vụ ĐX 2012 - 2013 nông dân Bình Định không dám mong có được một vụ mùa thắng lợi. Thế nhưng nhờ chủ động ứng phó ngay từ đầu, nên mùa vụ được bảo toàn với kết quả ngoài mong đợi.

Chồng chất khó khăn

Trước khi bước vào vụ ĐX, Bình Định phải đối mặt với hạn hán, nhiều diện tích chân ruộng cao không có nước làm đất để sạ giống. Sở NN-PTNT phải lập tức điều chỉnh kế hoạch SX, chuyển những diện tích SX lúa thiếu nước sang làm cây trồng cạn. Tuy nhiên, với nguồn nước dự trữ trong các hồ chứa quá ít ỏi nên vụ ĐX vẫn canh cánh nỗi lo thiếu nước. Ngành nông nghiệp tỉnh phải quyết định cho gieo sạ sớm hơn so mọi năm, sạ tập trung từng vùng, từng cánh đồng để tiết kiệm nước.

Tiếp đến, do 2 năm liền trên địa bàn tỉnh không có lũ lụt xảy ra nên chuột phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ. Mặc dù đã tổ chức nhiều đợt ra quân diệt chuột nhưng vẫn không ngăn được chúng gây hại diện rộng từ giữa tháng 12/2012 đến tháng 1/2013, tập trung trên chân lúa 3 vụ đại trà trong giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng với tỷ lệ hại phổ biến từ 2 - 3%, nhiều diện tích bị hại đến 10% và cá biệt có nhiều vùng bị hại đến 20 - 30%. Tổng diện tích lúa bị chuột gây hại từ đầu vụ đến nay là gần 2.000 ha.


Nông dân TX An Nhơn (Bình Định) thu hoạch lúa ĐX 2012-2013

Bước sang tháng 2/2013, do nhiệt độ thấp, biên độ giữa ngày và đêm cao, lại có mưa rải rác gây ẩm độ cao, nhiều sương mù tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Theo đó, rầy nâu và rầy lưng trắng cũng xuất hiện gây hại cục bộ với mật độ cao trên chân lúa 3 vụ vào giai đoạn trỗ, làm chắc xanh ngay trong dịp Tết Nguyên đán ở các huyện Phù Cát, Hoài Nhơn, An Nhơn và Tây Sơn. Mật độ rầy phổ biến là 1.000 - 2.000 con/m2, nhiều vùng lên 5.000 con/m2 và có nhiều ổ rầy 10.000 - 20.000 con/m2, diện tích bị nhiễm nặng là 307 ha.

Cũng tại thời điểm này, bệnh đạo ôn lá phát sinh trên các giống nhiễm IR 13/2, BC15, ĐV108 và giống nếp địa phương với diện tích 490 ha, tỷ lệ phổ biến 1 - 5%, có nhiều diện tích bị nhiễm cao đến 20 - 30%. Trước tình hình lúa ĐX bị nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại nên ngành nông nghiệp và nông dân phải “ăn Tết” ngoài đồng. Mới mùng 2 Tết mà lãnh đạo tỉnh đã ra đồng kiểm tra, đôn đốc phòng trừ nên năng suất lúa được bảo vệ tốt.

Giành thắng lợi

“UBND tỉnh Bình Định đã giao nhiệm vụ và vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó phân bố vốn hỗ trợ phát triển SX cho 27 xã xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015. Với nguồn vốn này, chúng tôi sẽ ưu tiên cho những mô hình phát triển SX có thế mạnh của địa phương gắn với SX hàng hóa; lồng ghép với các chương trình, dự án đang triển khai; chú trọng kêu gọi DN và các tổ chức liên kết với nông dân cùng tham gia” - ông Hồ Ngọc Hùng.

Hạn hán, nạn chuột và tình hình sâu bệnh hại lúa được ngăn chặn tích cực, bên cạnh đó thời tiết từ tháng 12/2012 đến hết tháng 2/2013 diễn biến khá thuận lợi nên cây lúa và các loại cây trồng cạn ở Bình Định đều phát triển, đạt năng suất cao. Riêng 20.000 ha chân ruộng 3 vụ/năm ước đạt năng suất tương đương với vụ ĐX vụ ĐX 2011 - 2012 (vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay tại Bình Định).

Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Bình Định) cho biết: “Theo báo cáo của các địa phương, năng suất lúa bình quân của vụ ĐX 2012 - 2013 ước đạt khoảng 63 tạ/ha”. Cũng theo bà Trân, những diện tích cây trồng cạn cũng được sinh trưởng, phát triển tốt. Các huyện Phù Cát, Phù Mỹ là những địa phương có diện tích chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa trong vụ ĐX này khá cao, nhiều nhất là lạc và ớt, hiện đã cho thu hoạch đạt năng suất cao, bà con rất phấn khởi do hiệu quả kinh tế tăng gấp nhiều lần so làm lúa.

Một thắng lợi khác trong vụ ĐX này là xây dựng thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với 52 CĐML SX lúa, 3 CĐML SX lạc thâm canh và 4 CĐML SX mía nguyên liệu. “Trong quá trình SX, những CĐML ở Bình Định đều được sinh trưởng phát triển tốt, khả năng đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao”, ông Hồ Ngọc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định phấn khởi cho biết.

Sưu Tầm: Đào Viết Hùng
Nguồn: Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm437
  • Hôm nay29,403
  • Tháng hiện tại155,965
  • Tổng lượt truy cập85,063,001
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây