Học tập đạo đức HCM

Thấp thỏm lúa xuân hè

Chủ nhật - 03/03/2013 03:54
Đến thời điểm này, một số tỉnh ở ĐBSCL đã xuống giống lúa vụ XH 2013, trong đó, nhiều diện tích đang bị đe dọa bởi tình trạng thiếu nước ngọt do phải đóng cống để ngăn mặn xâm nhập.

Theo ông Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục Trồng trọt, dù nước mặn đang xâm nhập sâu vào nội đồng, nhưng đến thời điểm này, có thể khẳng định hầu như toàn bộ lúa vụ ĐX 2012 - 2013 ở ĐBSCL sẽ không bị ảnh hưởng bởi tất cả toàn bộ diện tích ở giai đoạn từ trổ bông đến thu hoạch. Trong đó, khoảng 400.000 ha đã được thu hoạch, với năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Nhưng việc xuống giống lúa XH lại đang gây ra nhiều mối lo ngại trước tình hình nước mặn đang lấn sâu vào nội đồng, nhất là ở tỉnh Sóc Trăng. Trong vụ XH 2010, nhiều diện tích lúa ở đây đã bị thiệt hại nặng nề do thiếu nước ngọt. Năm nay, lại diễn ra tình trạng tương tự. Ông Hồ Quang Cua, PGĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho hay, đã có khoảng 1.700 ha lúa XH ở huyện Trần Đề bị thiệt hại do thiếu nước ngọt trầm trọng. Đây là diện tích lúa được trồng ở vùng không quy hoạch cho SX vụ XH.

Trước khi vào vụ XH, ngành nông nghiệp và các địa phương thuộc tỉnh Sóc Trăng đã khuyến cáo không nên xuống giống vì nguy cơ thiếu nước, nhưng nông dân vẫn "xé rào". Ông Cua cho biết, nông dân đã xuống giống lúa XH tới 55.000 ha. Diện tích này tuy đã giảm khoảng 10% so với năm ngoái, nhưng vẫn vượt xa so với kế hoạch của tỉnh là 40.000 ha. Nhiều nơi gieo trồng ở vùng không an toàn, vùng nằm ngoài quy hoạch. Trong khi đó, độ mặn 3,5 phần nghìn trên sông Hậu đã lên tới sát TP Cần Thơ. Vì thế, diện tích lúa XH ở Sóc Trăng bị thiệt hại nặng do thiếu nước ngọt, đang và sẽ tăng mạnh trong những ngày tới.

Điều đáng nói là hồi cuối năm ngoái, Cục Trồng trọt đã đề nghị các tỉnh hằng năm có SX lúa XH như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ, từng bước sắp xếp lại lịch thời vụ theo định hướng chung trong toàn vùng với cơ cấu mùa vụ chính, gồm vụ ĐX - HT hoặc ĐX - HT - TĐ để SX lúa từng bước đi vào ổn định, bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải sớm chấm dứt việc SX lúa XH ở ĐBSCL.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, mong muốn trên vẫn chưa trở thành hiện thực, bởi ở nhiều địa phương, nông dân vẫn đang xuống giống trên diện tích không nhỏ. Ngoài Sóc Trăng, nông dân Đồng Tháp cũng đã xuống giống trên 30.000 ha, Vĩnh Long khoảng 10.000 ha…

Theo ông Hồ Quang Cua, vận động nông dân Sóc Trăng bỏ lúa XH là rất khó, bởi năng suất vụ này thường khá cao, khoảng trên 6,5 tấn/ha, cao hơn cả lúa ĐX. Do năng suất hấp dẫn như vậy, nên nông dân vẫn thường bỏ ngoài tai những khuyến cáo của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương, luôn xuống giống với diện tích cao hơn nhiều so với kế hoạch của tỉnh. Ngay cả huyện Long Phú, là nơi mà năm nào lúa XH cũng bị đe dọa bởi tình trạng thiếu nước ngọt, nhưng năm nay vẫn xuống giống hầu như trên toàn bộ diện tích.

Ông Cua than: “Ngành nông nghiệp cũng muốn hạn chế việc SX lúa XH nhưng những khuyến cáo, kế hoạch quản lý việc xuống giống thường chỉ đến cấp huyện. Tới cấp xã là hầu như không thể quản lý được tình trạng nông dân tự SX ngoài kế hoạch, bởi chẳng có xã nào dám cấm họ làm việc này”.

Giá lúa ĐX giảm mạnh vì tranh chấp lúa - tôm

Ông Hồ Quang Cua cho biết, tỉnh Sóc Trăng còn 40.000 ha lúa ĐX chưa thu hoạch. Trong đó, đáng lo ngại nhất là giá bán lúa đối với diện tích lúa ĐX đang và chuẩn bị thu hoạch ở huyện Ngã Năm (khoảng 18.000 ha), mà nguyên nhân là do tranh chấp lúa - tôm. Do phía Bạc Liêu đã mở các cống ven biển để lấy nước mặn cho nông dân thả giống vụ tôm mới, thành ra huyện Ngã Năm buộc phải đóng cống lại để bảo vệ lúa.

Bởi thế, ghe thuyền của thương lái không thể vào đồng ruộng để thu hoạch nên giá lúa ĐX bị giảm mạnh, tới 500 đ/kg. Tình trạng tranh chấp lúa - tôm đã diễn ra nhiều năm nay, Bộ NN-PTNT tổ chức họp nhiều lần nhưng vẫn chưa giải quyết được.

Nguồn:nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập624
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm619
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,031
  • Tổng lượt truy cập88,725,365
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây