Học tập đạo đức HCM

Gieo cấy lúa hè thu: Chạy đua với thời gian!

Thứ ba - 21/06/2016 04:21

Gieo cấy lúa hè thu: Chạy đua với thời gian!

Dù được kéo giãn thêm 5 ngày (20/6) thì thời vụ xuống giống lúa hè thu cũng vẫn muộn. Dù bà con khắp các địa phương trong toàn tỉnh đang “vắt chân” chạy nước rút thì khả năng đạt kế hoạch tiến độ là không hề dễ...

Nhiệt độ ngoài trời đã giảm nhiều so với cách đây khoảng 1 tuần. Cách đây mấy ngày (17/6) thì dòng nước tưới mới phủ được tất cả diện tích gieo cấy của xã Vĩnh Lộc (Can Lộc). Chớp lấy cơ hội, khắp cánh đồng, bà con, nơi máy chạy bo bo làm đất; nơi đào bờ, đưa nước về vùng ruộng cao hơn để chuẩn bị gieo cấy. Ông Phạm Đức Hướng - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Nguồn nước tưới của xã, một nhánh từ trạm bơm Linh Cảm, một nhánh từ hồ Vực Trống.

gieo cay lua he thu chay dua voi thoi gian

Máy cày kiểu mới mỗi ngày có thể làm được 3 - 4 mẫu ruộng, gấp 3 lần máy cũ.

Những ngày nắng nóng vừa qua, cả 2 nguồn đều cạn kiệt, 50% diện tích (tổng 297 ha) bị thiếu nước, không thể cày đất được. Bà con chỉ mới ra đồng từ 17/6, đến nay đã cơ bản làm đất xong”. Ngoài trận mưa tối 16/6 đã cung cấp cho đồng ruộng một lượng nước đáng kể thì vào thời điểm này, thời tiết đã dịu mát hơn, nước không bị hao tổn khi chuyển trên mặt kênh, trong khi những địa phương phía đầu nguồn đã đủ nhu cầu nên nguồn tưới không còn quá căng thẳng. Tuy vậy, địa phương này cũng không thể hoàn thành gieo cấy vào 20/6.

Trên tuyến kênh C8 của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, nước văm vắp chảy xuống ruộng đồng. Trên cánh đồng thôn Đông Hòa (Khánh Lộc) tấp nập người và máy móc. Sau một ngày làm đất, ông Nguyễn Cao Thế đang lắp máy bơm tháo nước ra khỏi ruộng: “Làm đất hết một lần 6 sào luôn, xong thì có giống chờ sẵn rồi. Chiều nay, tôi gieo khoảng 3 sào, ngày mai nữa là xong.

Nhờ thuê được máy cày cỡ lớn nên cả xóm tập trung làm một lần”. Theo tay ông chỉ, chiếc máy cày kiểu mới phải lớn gấp đôi loại cũ trước đây. Đầu máy công suất lớn, với những chiếc bánh có “đường roăng” cực đại, không chỉ cày đất, nó còn có thể san phẳng mặt ruộng. Mỗi ngày, máy có thể làm được 3-4 mẫu ruộng (gấp 3 lần máy cũ), đặc biệt, loại máy này “chơi” được cả những đồng cạn thiếu nước.

Nói vậy thôi, tất cả phụ thuộc nhiều vào ý thức của người sản xuất. Không ít cánh đồng từ Phúc Lộc, thị trấn Nghèn, dù nước đã phủ khắp thì mặt ruộng vẫn còn nguyên gốc rạ của vụ lúa xuân. Hoặc, có nơi đã làm đất xong nhưng bà con vẫn chưa tháo nước để tiến hành gieo cấy. Chính thực trạng này đang khiến tiến độ gieo cấy của huyện có diện tích sản xuất hè thu lớn nhất tỉnh (9.075 ha) bị kéo chậm.

Bà con Lộc Hà cũng đang căng mình chạy đua với thời gian. Với tỷ lệ gieo cấy chỉ mới đạt 30%, địa phương này đang nằm trong top cuối về tiến độ gieo cấy. Ông Lê Quang Huệ - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết: “Những ngày đầu tháng 6, nắng nóng cực điểm, cos nước tại Đò Điệm xuống lúc thấp nhất 0 mét; tuyến kênh lấy nước từ hệ thống sông Nghèn cạn khiến hàng chục trạm bơm trên địa bàn bị “treo”.

Có những xã như Bình Lộc, An Lộc gần như không trạm bơm nào hoạt động được. Hiện nay, nguồn nước tưới đã được cải thiện nhưng để đảm bảo được khung lịch thời vụ của tỉnh thì rất khó. Huyện đang chỉ đạo các địa phương huy động máy móc, lực lượng ra đồng chạy đua với thời gian để hoàn thành kế hoạch gieo cấy”. Ngay cả địa phương có truyền thống thâm canh lúa như xã Ích Hậu thì đến nay cũng chỉ mới gieo cấy được trên 200 ha. Ông Phan Xuân Thái (xóm Thống Nhất) cho hay: “Xã này 80% diện tích là lúa gieo, ngay khi làm đất xong thì sẽ gieo cấy. Chỉ sợ “cháy” máy cày khi nhu cầu lên cao thôi. Gia đình tôi làm 1,1 mẫu, chủ yếu là khang dân 18, nếp 97, nếp 98, đến nay đã gieo được một nửa”.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Đến hết 20/6, toàn tỉnh gieo cấy đạt gần 80% diện tích và cơ bản sẽ kết thúc trước 25/6. Để gieo cấy hết diện tích, các địa phương cần chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ mọi thời gian, tăng cường cơ giới hóa nhằm tăng nhanh diện tích gieo cấy đúng kế hoạch. Trong đó, tuân thủ khuyến cáo sử dụng giống có thời gian sinh trưởng 100 ngày để bảo toàn năng suất đến cuối vụ”.

Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay59,079
  • Tháng hiện tại889,806
  • Tổng lượt truy cập92,063,535
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây