Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, với mục tiêu phát hiện nhanh, kịp thời dập dịch, hạn chế tối đa thiệt hại, Chi cục chủ động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, tạo nền tảng để chuyển sang giai đoạn thanh toán cúm gia cầm thể độc lực cao trên địa bàn tỉnh từ sau năm 2020, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm; phục vụ sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
Mới đây UBND tỉnh An Giang phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giai đoạn 2017 - 2020. Hiện trên địa bàn tỉnh tình hình dịch bệnh ổn định, gia súc gia cầm chỉ xảy ra những bệnh thông thường như cảm nóng, say nắng, bỏ ăn và được can thiệp kịp thời. Không xảy ra những bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, cúm. Tổng số gia súc, gia cầm mắc bệnh 7.926 con (trong đó có 262 con chết) tỷ lệ điều trị khỏi 97%; hiện tượng trên xảy ra rải rác 2.774 hộ nuôi ở địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố (trong đó heo mắc bệnh 4.698 con, trâu bò 1.398 con, gia cầm 964 con...).
Bên cạnh đó, công tác giám sát tình hình dịch bệnh đến tận các hộ chăn nuôi được Trạm Chăn nuôi và Thú y và hệ thống mạng lưới nhân viên chăn nuôi và thú y xã, phường, thị trấn thực hiện thường xuyên, chặt chẽ nhất là vào những thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh.
Theo kế hoạch, từ 2017 - 2020, chủ động tiêm vacxin phòng bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh; tiêu độc sát trùng các khu vực mua bán, giết mổ gia cầm, các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm nhốt.
Cũng theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, trong thời gian tới, ngành sẽ kết hợp với các địa phương quản lý chặt chẽ hơn nữa khâu vận chuyển, giết mổ để kiểm soát vấn đề giết mổ gia súc gia cầm bất hợp pháp nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại Vĩnh Long, ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh này cho biết: “Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát rất chặt chẽ. Vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ nên dịch bệnh xảy ra rất ít, được kịp thời xử lý nên không có tình trạng lây lan và gây thiệt hại nghiêm trọng. Từ đầu năm đến nay đàn gia cầm của tỉnh được tiêm phòng hơn 7 triệu liều vacxin nên dịch cúm gia cầm không xảy ra trên quy mô lớn. Chỉ có một vài hộ chăn nuôi nhỏ có để xảy ra cúm gia cầm nhưng đã ngăn chặn kịp thời”.
Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh |
"Do ý thức của người chăn nuôi về vấn đề dịch bệnh đã tăng lên nên họ đã chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh bởi đàn vật nuôi là cả một gia tài của họ, đa số người nuôi đều tiêm phòng cho vật nuôi", ông Tùng chia sẻ.
Cũng theo ông Tùng, nhiều năm trước vịt đẻ chạy đồng là mối nguy cơ lây lan dịch cúm A H5N1 do tập quán cho vịt ăn lúa rụng và di chuyển đàn từ nơi này sang nơi khác khó quản lý. Đến thời điểm hiện tại, vịt đẻ chạy đồng được quản lý rất chặt tại các địa phương. Người chăn nuôi đã thực hiện tiêm phòng tốt nên đẩy lùi nỗi lo xuất hiện dịch bệnh. Theo thống kê, đàn vịt đẻ chạy đồng của Vĩnh Long hiện có hơn 2,5 triệu con đã được tiêm phòng vacxin.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;