Học tập đạo đức HCM

3 cách “giải cứu” nền nông nghiệp công nghiệp hóa

Thứ hai - 07/08/2017 20:42
Các chuyên gia cảnh báo, nếu không thay đổi nền nông nghiệp làm hại môi trường hiện nay, con người sẽ chỉ còn gần 60 vụ thu hoạch.

Hầu hết số lương thực mà chúng ta đang sử dụng là sản phẩm của nền nông nghiệp công nghiệp hóa, với việc biến các trang trại thành nhà máy và rất kém bền vững.
 
Nền nông nghiệp công nghiệp hóa đòi hỏi nguồn phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, lượng nước tưới lớn và nhiên liệu hóa thạch. Bằng các phương tiện cơ giới hóa, nó cho ra sản phẩm là những cây trồng biến đổi gene (ngô, đậu nành, lúa mỳ) và gia súc (thịt). Tất cả điều này dẫn đến một hệ thống không bền vững và lạc hậu, phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và thuốc trừ sâu hóa học, ẩn chứa nhiều nguy cơ. Nền nông nghiệp công nghiệp đang làm cạn kiệt lớp đất mặt ở mức cực kỳ cao.
 
Mặt khác, việc tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu trên đất nông nghiệp gây ngộ độc cho đất, nước và không khí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 93% số người Mỹ dương tính với glyphosate - loại thuốc diệt cỏ được phun rải mạnh nhất trên thế giới và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt vào danh sách có thể gây ung thư.
 
Một thiết bị công nghệ cao được đặt trên cánh đồng để thu thập dữ liệu về cây trồng. 
Ảnh: AngelList
 
Để thay đổi nền nông nghiệp theo cách tốt hơn, có 3 giải pháp được các chuyên gia đề xuất:
 
Canh tác hữu cơ
 
Động lực chính của nền nông nghiệp công nghiệp hóa là khiến trang trại cho năng suất cao hơn bằng cách tăng sản lượng trên mỗi mẫu đất. Để làm được điều đó, ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố tổng hợp đầu vào và cơ giới hóa, nông dân còn sử dụng hạt giống biến đổi gene (GM) ít bị hỏng và có thể chịu được thuốc trừ sâu hóa học liều cao.
 
Có một sự nhầm lẫn phổ biến rằng canh tác hữu cơ - không có sự trợ giúp của các thành phần tổng hợp hoặc hạt giống biến đổi gene - không thể tạo ra sản lượng lương thực tương đương. Một nghiên cứu dài hạn gần đây chỉ ra rằng năng suất giữa các trang trại công nghiệp và trang trại hữu cơ tương đương nhau đối với nhiều loại cây trồng, nhưng tính trung bình thì các cây sản xuất theo phương thức hữu cơ có giá trị cao gần gấp đôi.
 
Ngoài ra, cây trồng biến đổi gene được tạo ra để chịu đựng các chất diệt cỏ có độ độc hại rất cao, đặc biệt là glyphosate - thành phần hoạt chất trong thuốc diệt cỏ RoundUp của tập đoàn hóa chất Monsanto. Trong vòng 20 năm trở lại đây, trên 1,18 tỷ kilôgram glyphosate đã bị rải trên cây trồng của Mỹ. Do cây chuyển gene (94% số cây đậu nành và 89% số cây bắp trồng ở Mỹ) có thể chịu được glyphosate ở mức độ cao, chúng hấp thụ chất độc hại này, đưa nó vào nguồn cung cấp thực phẩm, hệ thống nước, không khí và cuối cùng vào cơ thể của chúng ta.
 
Việc chuyển đổi sang các kỹ thuật canh tác hữu cơ hiện đại sẽ không chỉ làm tăng khả năng sinh lời của nông dân mà còn tạo ra những sản phẩm giàu dinh dưỡng không bị biến đổi gene - một lợi ích to lớn cho môi trường.
 
Sử dụng năng lượng và nước hiệu quả
 
Đã có nhiều thành quả to lớn khi kết hợp canh tác hữu cơ với công nghệ thế kỷ 21. Kỹ thuật tưới cải tiến - như sử dụng các thiết bị không dây dùng năng lượng mặt trời - có thể cung cấp nước cho cây với độ chính xác cực cao, giúp tiết kiệm nước đáng kể và không ảnh hưởng đến năng suất.
 
Một số nông dân ở California (Mỹ) sử dụng kỹ thuật "canh tác khô" để nuôi dưỡng cây trồng mà không có nước - sử dụng hàm lượng nước hiện có và mật độ dinh dưỡng trong đất để duy trì mùa màng.
Bằng cách tập trung vào thực tiễn canh tác bền vững và chuyển đổi sang sử dụng công nghệ tiên tiến hơn để tăng hiệu quả sử dụng nước, các trang trại bền vững không những có thể tồn tại mà còn phát triển mạnh trong tương lai, nơi nước trở nên khan hiếm hơn.
 
Quản lý đất đai
 
Quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp đang phá hủy lớp đất bề mặt của Trái đất. Năm 2014, bà Maria-Helena Semedo thuộc Tổ chức Lương Nông thế giới cảnh báo, con người chỉ còn gần 60 vụ thu hoạch nếu chúng ta không thay đổi nền nông nghiệp gây ảnh hưởng tới môi trường hiện nay. Cụ thể, cần nhanh chóng chuyển từ tình trạng tập trung sản xuất một loại cây, phụ thuộc vào phân bón từ nguyên liệu hóa thạch và thuốc trừ sâu hóa học sang các kỹ thuật canh tác bền vững.
 
Khi đất “khỏe mạnh” - không có thuốc trừ sâu hoặc phân bón tổng hợp, nó có thể tạo ra một loạt chức năng quan trọng như chu kỳ dinh dưỡng, lọc nước và giữ nước. Chu kỳ dinh dưỡng là lý do chủ yếu khiến sản phẩm hữu cơ tốt hơn rất nhiều so với sản phẩm thông thường: Nó chứa đầy chất dinh dưỡng.
 
Thêm vào đó, đất “khỏe mạnh” giữ được nhiều nước hơn so với đất chứa phân bón tổng hợp. Cứ 1% lượng chất hữu cơ trong đất tăng lên sẽ giúp đất giữ được 20.000 galông (gần 76m3) nước cho mỗi mẫu".
 
Đất “khỏe mạnh” cũng có khả năng lọc cácbon từ khí quyển. Theo nghiên cứu của Viện Rodale (Mỹ), nếu ngày mai chúng ta có thể chuyển đổi tất cả các trang trại trên thế giới sang canh tác hữu cơ, chúng ta có thể giữ lại tất cả lượng cácbon thải ra hôm nay.

Tác giả bài viết: L.Ngọc

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,295
  • Tổng lượt truy cập90,252,688
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây