* Thiên tai phức tạp nửa cuối 2018
Mặc dù vậy, diễn biến tình hình thiên tai đang đặt ra cho toàn ngành nông nghiệp không ít thách thức trong nửa cuối năm 2018.
Theo Tổng cục Thống kê, giá trị SX nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng trưởng 4,2%. Trong đó trồng trọt tăng 4,12%, chăn nuôi tăng 2,04%, lâm nghiệp tăng 5,21%, thủy sản tăng 6,49%.
Trong lĩnh vực trồng trọt 6 tháng đầu năm trên phạm vi cả nước đã ghi nhận một năm được mùa lớn nhất trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là vụ ĐX ở các tỉnh phía Bắc. Trên phạm vi cả nước, mặc dù diện tích lúa giảm 75 nghìn ha so với cùng kỳ, tuy nhiên năng suất lúa bình quân ước đạt 62,6 tạ/ha, tăng khoảng 3 tạ/ha; đưa tổng sản lượng lúa cả nước trong nửa đầu năm 2018 ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017, trong đó riêng vụ ĐX năng suất ước đạt 66,2 tạ/ha, tăng 3,9 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 20,5 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn (5,7%) so với vụ ĐX năm trước.
Ngành trồng trọt 6 tháng đầu năm đã ghi dấu ấn với vụ lúa ĐX thắng lớn |
Sáu tháng đầu năm, toàn ngành tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả (đã chuyển 32,8 nghìn ha đất lúa) sang trồng các loại rau, quả, cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức SX theo mô hình “cánh đồng lớn” không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác; đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP. Tổng diện tích sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” trong vụ ĐX đạt 259,8 nghìn ha (phía Bắc: 111 nghìn ha; phía Nam: 148,8 nghìn ha), tăng 95,8 nghìn ha so với vụ ĐX năm trước...
Bên cạnh đó, cây công nghiệp dài ngày, và đặc biệt là SX cây ăn quả đã tiếp tục có bước chuyển mạnh mẽ theo chiều sâu, đồng thời tăng mạnh về sản lượng. Một số cây công nghiệp dài ngày có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm trước như cao su đạt 370,9 nghìn tấn, tăng 5%; hồ tiêu đạt 263,6 nghìn tấn, tăng 6,5%; chè đạt 472,3 nghìn tấn, tăng 3,7%; điều đạt 255,9 nghìn tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2017.
Cùng với tình hình XK tiếp tục bứt phá, SX cây ăn quả đã tăng mạnh về sản lượng, trong đó sản lượng cam ước đạt 380,6 nghìn tấn, tăng 76,1 nghìn tấn (25%); bưởi ước đạt 187,3 nghìn tấn, tăng 12,2 nghìn tấn (7%); nhãn ước đạt 227,2 nghìn tấn, tăng 45,5 nghìn tấn (20%); vải ước đạt 227,2 nghìn tấn, tăng 92,6 nghìn tấn (tăng 40%); xoài ước đạt 472,6 nghìn tấn, tăng 31,3 nghìn tấn (7%); sầu riêng ước đạt 189,7 nghìn tấn, tăng 9 nghìn tấn (5%); chuối ước đạt 466,2 nghìn tấn, tăng 17,9 nghìn tấn (4%); dứa ước đạt 412,9 nghìn tấn, tăng 37,5 nghìn tấn (10%)…
Nửa đầu năm 2018, ngành chăn nuôi đã căn bản ổn định được trở lại sau cuộc khủng hoảng giá lợn kéo dài từ năm 2017. Dịch bệnh trên vật nuôi tiếp tục được khống chế tốt cũng đã tạo điều kiện cho đại đa số đối tượng vật nuôi chủ lực tăng trưởng mạnh. Thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, gia cầm ổn định; chăn nuôi lợn bắt đầu có dấu hiệu tái đàn khi giá thịt lợn hơi tăng cao, đặc biệt là từ tháng 5/2018 trở lại đây. Bên cạnh đó, một số sản phẩm chăn nuôi bước đầu đã XK được sang những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6 năm 2018, ước đàn bò có 5,58 triệu con, tăng 2,2%, trong đó bò sữa có 310 nghìn con, tăng 5,6%; đàn gia cầm khoảng 378 triệu con, tăng 5,2%; đàn lợn có 26,42 triệu con, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017. So với 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 3,27 triệu tấn, tăng 3,49%; trong đó, thịt bò đạt 185,4 nghìn tấn, tăng 2,2%; thịt gia cầm đạt 608 nghìn tấn, tăng 6,1%; sữa đạt 470 nghìn tấn, tăng 8,2%; trứng đạt 6,27 tỷ quả, tăng 11,3%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 9.053 nghìn tấn, tăng 5,7%.
Với lĩnh vực thủy sản, thời tiết trên các ngư trường khá thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản nên hoạt động khai thác tiếp tục phát triển. Sản lượng khai thác ước đạt 1.767,6 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khai thác biển đạt 1.684 nghìn tấn, tăng 5,2%. Hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ cũng ghi nhận sự ổn định vững chắc, đặc biệt giá cá tra, tôm sú duy trì ở mức cao, thị trường tiêu thụ ổn định đã giúp hoạt động nuôi trồng tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển.
Thủy sản tiếp tục là điểm tựa vững chắc của toàn ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2018 |
Tính đến hết tháng 6/2018, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 1.790 nghìn tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm nước lợ ước đạt 260,4 nghìn tấn, tăng 24,8 nghìn tấn (10,5%); cá tra ước đạt 643,6 nghìn tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3.556 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Sáu tháng đầu năm, toàn ngành đã tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa, sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng rau quả, thủy sản. Đồng thời, khuyến khích tiêu dùng nội địa; tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản; tổ chức các hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn và đẩy mạnh truyền thông... nên tiêu thụ nông sản và XK đều tăng mạnh.
Cụ thể, tổng kim ngạch XK toàn ngành 6 tháng ước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 9,7%; lâm sản chính ước đạt 4,33 tỷ USD, tăng 12,7%; thủy sản ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017. XK gạo tiếp tục đà khởi sắc từ cuối năm 2017 khi 6 tháng đầu năm đạt kim ngạch XK lên tới 1,81 tỷ USD (tăng 42,4%), trong đó ngoài thị trường chính là Trung Quốc, XK gạo đã tăng mạnh ở các thị trường Indonesia (gấp 269,5 lần), Irắc (gấp 25,7 lần), Malaysia (gấp 2,8 lần), Hoa Kỳ (gấp 2,4 lần), Philippine (37,9%).
Rau quả cũng tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây, đạt 2,0 tỷ USD (tăng 20,3% so với 6 cùng kỳ năm 2017), ngoài thị trường chính Trung Quốc, XK rau quả cũng đã tăng mạnh ở nhiều thị trường khác khó tính và cạnh tranh cao như Thái Lan (26,3%), Hàn Quốc (15,4%), Hoa Kỳ và Malaysia (14,6%). XK hạt điều cũng là mặt hàng tăng mạnh khi đạt 1,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018 (tăng 16,4%), trong đó tăng mạnh nhất ở các thị trường Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc...
Tính chung, thặng dư thương mại toàn ngành 6 tháng đầu năm ước đạt 3,9 tỷ USD, tăng 13,1% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Tác giả bài viết: LÊ BỀN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã