Học tập đạo đức HCM

Bao giờ nông dân lướt web trồng rau?

Thứ sáu - 31/10/2014 11:47
“Khi có công nghệ hỗ trợ, người nông dân sẽ không phải trực tiếp ra đồng làm và có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, họ sẽ trở thành những người nông dân vui vẻ chứ không phải người nông dân đầu tắt mặt tối” – đó là chia sẻ thú vị của ông Wu Ming Wei, Chuyên gia tư vấn cao cấp, Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Công nghệ thông tin Đài Loan.

Người nông dân sẽ không phải ra đồng

Với chủ đề “CNTT - tái cấu trúc nông nghiêp” các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản, Isarel, Đài Loan chia sẻ việc ứng dụng Công nghệ thông tin của nước mình trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - ASOCIO 2014.

Ở Nhật Bản, trong nông nghiệp người nông dân ứng dụng công nghệ phân tích và điện toán đám mây. Bằng việc kết nối với đám mây để kiểm soát, điều khiển từ xa mà không cần có sự can thiệp của con người. Dịch vụ quản lý và sản xuất nông nghiệp bằng việc nhập các dữ liệu, tình trạng sản xuất của nông dân bằng thiết bị hiện đại. Đồng thời, khi người nông dân có thông tin hàng ngày về thời tiết, độ ẩm, bức xạ mặt trời, điện toán đám mây. ICT sẽ tập hợp và lưu trữ các dữ liệu quan trọng này. Để tập hợp được các dữ liệu đó thì người nông dân sử dụng các thiết bị thông minh như máy tính bảng, smartphone để tập hợp và truy cập dữ liệu ở mọi lúc, mọi nơi.

Với mục tiêu đưa ra giải pháp làm sao để giá thành rẻ cũng như giảm thiểu chi phí sản xuất và kết nối với nhu cầu người sử dụng. Ông Wataru Kurubayashi - Công ty TNHH Fujitsu Kyushu của Nhật Bản đã giới thiệu công nghệ phân tích và điện toán đám mây và cho biết họ đã rất thành công khi áp dụng công nghệ thông minh để điều khiển tự động từ xa cả một trang trại, giúp nông dân mọi công việc, họ không cần phải ra ruộng nhưng cứ như lúc nào cũng có người ngoài ruộng. Ông Wataru tin tưởng rằng Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng áp dụng những kinh nghiệm này từ phía Nhật Bản.

Máy móc, thiết bị thông minh hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, họ không phải có mặt trên đồng ruộng (ảnh: Internet)
Máy móc, thiết bị thông minh hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, họ không phải có mặt trên đồng ruộng (ảnh: Internet)

Theo TS. Wu Ming Wei – Chuyên gia tư vấn cao cấp, Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ CNTT Đài Loan, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề đáp ứng nguồn an ninh lương thực, trong tương lai nông nghiệp kết hợp với công nghệ cần ba yếu tố: hình ảnh, dữ liệu và an ninh mạng. Người nông dân sẽ phải tự bảo vệ và có trách nhiệm với nông sản mình làm ra, tạo nên tính minh bạch trong nông nghiệp. Tức là người tiêu dùng biết được sản phẩm nông nghiệp họ đang sử dụng được sản xuất như thế nào nhờ các thông tin do chính những người nông dân cung cấp trên sản phẩm.

Bằng các thiết bị cảm biến không dây, camera giám sát,... toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng sẽ được người nông dân ghi lại tạo thành một nguồn dữ liệu. Nguồn dữ liệu đó sẽ được lưu lại thành hồ sơ về sản phẩm mà người nông dân có thể cung cấp cho chúng ta, còn người tiêu dùng sẽ nhìn thấy những thông tin về sản phẩm.

Để tinh minh bạch có hiệu quả, những thông tin mà nông dân cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm phải được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tính minh bạch phổ biến ngày càng cao và đảm bảo được an ninh mạng. “Khi có công nghệ hỗ trợ, người nông dân sẽ không phải trực tiếp làm mà có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, họ sẽ thành những người nông dân vui vẻ chứ không phải người nông dân đầu tắp mặt tối” ông Wu Ming Wei nói.

Từng có bốn năm nghiên cứu và làm việc tại Việt Nam, ông Matan Nemenoff, Tổng giám đốc tập đoàn quốc tế Orca đến từ Israel cho biết, hiện nay, hầu hết nông dân Israel đã ứng dụng CNTT vào trong nông nghiệp từ khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ. Đến Israel sẽ không thấy người nông dân phải có mặt trên đồng ruộng vì máy móc thiết bị đã hỗ trợ họ.

Thách thức khi CNTT xa lạ với nông dân

Việt Nam TS. Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Phát triển Nông nghiệp nông thôn cho rằng, việc bắt đúng và đáp ứng nhu cầu thông tin của người nông dân rất quan trọng. Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin cho người nông dân về giá cả, phân bón, khoa học kỹ thuật, thời tiết,.. Những thông tin mà người nông dân cần mà thì ta chưa có. Thực tế nông dân chúng ta sản xuất rất nhỏ lẻ, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật trong doanh nghiệp, còn doanh nghiệp chưa quan tâm đến người nông dân. Tính minh bạch ở Việt Nam cũng rất khó khăn khi chính những doanh nghiệp không muốn minh bạch thông tin và người nông dân lại chưa quan tâm đến thông tin sản xuất cho sản phẩm mình làm ra.

Theo ông Wataru Kuribayashi, để nền nông nghiệp Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại thì cần hoàn thiện các chính sách về nông nghiệp, cơ giới hóa nền nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng dữ liệu thông tin. Việc áp dụng CNTT vào trong nông nghiệp sẽ hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại là rất cần thiết nhưng vẫn cần có con người, công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với người nông dân để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện.

Ông Matan Nemenoff nêu lên thách thức đang đặt ra với nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai là phải cải tiến công nghệ, mọi hoạt động nông nghiệp khi áp dụng CNTT phải đều kết nối với máy chủ. Chỉ khi áp dụng CNTT thì sản lượng sẽ tăng gấp 3 - 4 lần, chất lượng cũng được nâng nên. Để có chiến lược phát triển lâu dài Việt Nam cần phải bám sát thị trường, nắm bắt được nhu cầu và tạo ra sản phẩm đẹp, tốt và chất lượng. Công nghệ sẽ giúp ta theo dõi về sản phẩm và sự kết hợp giữa phương pháp - công nghệ - quản lý sẽ tạo nên thành công.

Theo doanhnghiepvn.vn
 Tags: người nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay36,341
  • Tháng hiện tại944,431
  • Tổng lượt truy cập92,118,160
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây