Học tập đạo đức HCM

Tín dụng vi mô: Cửa “thoát hiểm” cho kinh tế hộ

Thứ sáu - 31/10/2014 11:41
Chuyên gia về nông nghiệp, GS. Võ Tòng Xuân cũng cho rằng, phải tạo liên kết theo chuỗi và ràng buộc lợi ích của các bên tham gia để sản xuất hiệu quả và đồng vốn phát huy tác dụng.

Một nghiên cứu do Liên minh Nông nghiệp thực hiện công bố mới đây cho biết, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước với hơn 50% sản lượng, hàng nghìn hộ nông dân sản xuất nhỏ duy trì và phát triển kinh tế nhờ nguồn tín dụng phi chính thức. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho biết, do nguồn vốn chính thức thường có bất lợi về khoảng cách tiếp cận, thủ tục phức tạp hơn… nên nguồn vốn phi chính thức đã tỏ ra “lấn lướt”.


Ảnh minh họa

Trên thực tế, quy mô khoản vay chỉ từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, bản thân người nông dân ngại tiếp cận nguồn tín dụng chính thức bởi phải mất công đi lại, thủ tục phức tạp. Trong khi đó, các đối tượng cho vay kể trên lại là người cùng địa phương như người dân khá giả ở cùng thôn, xã, các đại lý cung cấp vật tư đầu vào, các cò lúa, hay thương lái… thường xuyên gặp gỡ và có mối quan hệ thân thiết. Do đó, khi làm ăn đôi bên đều thấy rất yên tâm dù hợp đồng vay vốn chủ yếu bằng… miệng.

Người cho vay cũng đồng thời là đối tác làm ăn với nông dân, nên có thể nắm được nguồn chi trả nợ. Chẳng hạn, các “cò” lúa vừa thông tin về tình hình giá cả cũng như giúp bán lúa được nhanh hơn. Các cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng cho vay bằng cách bán chịu vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu và thu lại tiền khi nông dân bán được lúa. Với các thương lái, họ có thực hiện trả tiền mặt ngay cho người nông dân khi thu mua lúa tại ruộng, thanh toán các khoản nợ về phân bón, thuốc trừ sâu... Ở nhiều nơi, thương lái thậm chí ứng trước vốn cho nông dân vay để mua giống, đầu vào cho sản xuất. Đến vụ thu hoạch, nông dân sẽ bán lúa cho người thương lái đó và trừ số tiền đã nợ cùng một khoản lãi nhỏ.

Sự phát triển tự phát của hình thức này khiến nông dân luôn ở thế “nắm đằng lưỡi”, một chuyên gia phân tích. Vì đây là hình thức vay tín chấp nên lãi suất thường cao hơn đáng kể so với vay từ các nguồn chính thức. Chưa kể, người vay không có vị thế chủ động nên trong nhiều trường hợp biến động giá, họ luôn phải hứng chịu rủi ro.

Vị chuyên gia nói trên lấy ví dụ, thương lái ứng trước một khoản tiền nhỏ cho vay và buộc nông dân phải bán lúa cho họ, không được ký hợp đồng với DN thu mua. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch nếu giá lúa giảm sâu thương lái sẵn sàng huỷ hợp đồng, chấp nhận mất khoản tiền tạm ứng rất nhỏ. Còn nông dân do không có nguồn thu mua cam kết từ trước nên phải chấp nhận bán lúa với bất cứ giá nào…

Không thể phủ nhận rằng, trong điều kiện nguồn tín dụng chính thức chưa đủ sức bao phủ nền sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trong nước, thì tín dụng phi chính thức ở nông thôn đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế hộ. Theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, mặc dù có nhiều quan điểm cho rằng phải dần dần loại bỏ hình thức này do có nhiều rủi ro, song phải nhìn nhận công bằng là tài chính phi chính thức đã góp phần cung cấp đồng vốn kịp thời cho các hộ sản xuất nhỏ.

Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người nông dân, đã đến lúc phát triển tài chính vi mô bền vững và có trách nhiệm hơn. Làm được điều này, theo ông Thành phải hướng tới phát triển sản xuất có lợi thế nhờ quy mô, thay vì manh mún và nhỏ lẻ như hiện nay. Chẳng hạn, mô hình cánh đồng mẫu lớn hiện được coi là mô hình kiểu mẫu nhờ liên kết theo chuỗi giá trị. Theo đó, DN vừa cung cấp tài chính, vừa hỗ trợ nông dân sản xuất, lại cho phép họ lựa chọn hoặc là bán luôn cho công ty, hoặc được ký gửi trong kho của DN để chờ được giá thì bán…

Chuyên gia về nông nghiệp, GS. Võ Tòng Xuân cũng cho rằng, phải tạo liên kết theo chuỗi và ràng buộc lợi ích của các bên tham gia để sản xuất hiệu quả và đồng vốn phát huy tác dụng. Ngoài mô hình DN như trên, các mô hình liên kết khác như hợp tác xã cũng được các chuyên gia khuyến cáo là cần được phát triển trong tương lai để trở thành nguồn cung cấp tín dụng bán chính thức, giúp cho tín dụng vi mô phát huy hiệu quả cao hơn trong phát triển kinh tế hộ.

Theo thoibaonganhang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm429
  • Hôm nay45,460
  • Tháng hiện tại1,196,790
  • Tổng lượt truy cập88,551,860
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây