Học tập đạo đức HCM

Bảo quản hoa quả bằng chế phẩm sinh học từ nano bạc và bột sắn

Thứ ba - 05/06/2018 10:37
Quýt Hương Cần là cây đặc sản có múi, có giá trị kinh tế cao của Thừa Thiên Huế và đang nằm trong danh mục quy hoạch phát triển cây ăn quả chủ lực của tỉnh.
Tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân bị thương lái ép giá và thị trường tiêu thụ không rộng vì dễ bị dập và úng trong quá trình vận chuyển do chưa có biện pháp bảo quản tốt.
 
Trước thực trạng này, TS Lê Đại Vương – trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và TS Võ Văn Quốc Bảo – trường Đại học Nông – Lâm Huế cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng nano bạc trong sản xuất chế phẩm bảo quản một số quả tươi”. Đề tài đã xác định được thành phần và tỷ lệ nguyên liệu phối trộn để chế tạo chế phẩm nano Ag/TBS/Chitonsan ứng dụng trong bảo quản quýt Hương Cần.
 
Quýt Hương Cần được theo dõi thời gian bảo quản. Nguồn: INT
Kết quả thử nghiệm cho thấy, sau khi được phun chế phẩm nano, quả quýt Hương Cần có thể tươi lâu đến 37 ngày đồng thời vẫn giữ được độ ngọt, mùi vị và màu sắc, đảm bảo cấc chỉ tiêu chất lượng và vitamin C trong quýt Hương Cần so với chỉ 12 ngày nếu không bảo quản. Nhờ cách bảo quản thân thiện với môi trường này mà quýt Hương Cần có thể được nhập khẩu hay vận chuyển đi xa.
 
Một ưu điểm nổi bật của chế phẩm này chính là sản phẩm được chế tạo theo 2 dạng: dạng dung dịch dễ dàng cho bà con nhúng hoa quả tươi có vỏ và dạng bao bì để bà con bảo quản một cách thuận lợi hơn và dễ dàng vận chuyển. Đồng thời giá thành của chế phẩm nano này tương đối rẻ và bao bì tương đương với các túi nilon thường.
 
TS Lê Đại Vương cho biết: Sau khi ứng dụng thành công bảo quản quýt Hương Cần Huế, nhóm sẽ triển khai hướng dẫn chi tiết kỹ thuật cho người dân để nhân rộng mô hình, phát triển với nhiều loại trái cây khác như thanh long, bưởi, thanh trà.
 
Đề tài đã đoạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 2017.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,958
  • Tổng lượt truy cập90,245,351
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây