Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông sản

Thứ ba - 05/06/2018 10:21
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung , Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận, ứng dụng công nghệ là một xu hướng tất yếu trong sản xuất nông sản cũng như trong sản xuất trồng trọt.
.
Ông Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận trả lời câu hỏi tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam chuyên đề Nông nghiệp. 

Trả lời câu hỏi của ông Phan Vinh Quang, Chuyên gia ADB, Phó giám đốc Sáng kiến thúc đẩy kinh tế tiểu vùng Mekong (MBI) trong phiên thảo luận tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam chuyên đề Nông nghiệp ngày 5/6, ông Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận, cho hay: "Ban Nghiên cứu, phát triển kinh tế tư nhân rất tâm huyết rất với ngành nông nghiệp. Tôi cho rằng phát triển nông nghiệp để phát triển một kỷ nguyên mới một thời đại mới rất là cần thiết. Hiệp hội Tôm Bình Định của chúng tôi chuyên cung cấp tôm hàng đầu Việt Nam đặc biệt là về nghiên cứu giống đưa vào sản xuất. Hơn nữa sản phẩm Việt Nam hiên nay hầu như đều không đạt tiêu chuẩn nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiêp là hết sức cần thiết".

Theo ông, ứng dụng công nghệ là một xu hướng tất yếu trong sản xuất nông sản cũng như trong sản xuất trồng trọt.

Cùng trả lời câu hỏi của ông Quang về ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Ông Ưng Thế Lãm, Trưởng Nhóm liên kết Doanh nghiệp xuất khẩu củ quả (DAA VN) cho biết: Theo kinh nghiệm của tôi, khi ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, mọi thứ sẽ đều có tiêu chuẩn, biên bản rõ ràng. Dựa vào đó sẽ thấy sai chỗ nào sửa ngay chỗ đấy.

Hiện giờ khi áp dụng công nghệ vào nông sản, nông dân phải áp dụng các tiêu chuẩn để có thể đưa ra thị trường, xuất khẩu. Theo đó, ai làm theo tiêu chuẩn nào sẽ bán được với giá tương ứng, đơn cử tiêu chuẩn của Vietgap giá thế nào, không theo tiêu chuẩn nào cả thì giá sẽ thế nào...

Nói cách khác, những thay đổi khi áp dụng công nghệ giúp người dân hiểu nếu làm đúng tiêu chuẩn sẽ nhận được thu nhập tương ứng, mọi thứ đều được minh bạch hoá.

Cùng nói về tính ứng dụng công nghệ với các chuỗi sản phẩm và cách triển khai công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, ông Terry Chan, Chủ tịch Hiệp hội chuỗi cung ứng Thương mại điện tử Hong Kong cho rằng cần phải đẩy mạnh và phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp.

"Phải nói rằng thương mại điện tử đang bùng nổ và đang được áp dụng rộng rãi. Chúng ta phải gắn kết các sản phẩm thương mại điện tử chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính hài lòng cho khách và chất lượng cho các sản phẫm chuỗi khối", ông nói.

"Nông nghiệp Việt Nam đang thâm nhập vào các thị trường trên thế giới tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn về chất lượng sản phẩm về chuỗi cung ứng cũng như tính minh bạch về sản phẩm", ông chia sẻ tiếp.

Theo ông, chúng ta cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như sử dụng ứng dụng công nghệ Blokchain vào trong sản xuất nông nghiệp, để từ đó chúng ta có thể nhanh chóng kết nối với các thị trường lớn trên thế giới như Alibaba... Alibaba đã ứng dụng công nghệ này rất thành công.

Kết thúc phiên thảo luận, điều phối viên Phan Vinh Quang tổng kết và cho rằng, để ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp vẫn cần hỗ trợ từ Nhà nước. "Để gia tăng giá trị, cần quản lý chuỗi trong từng khâu hướng đến thị trường cuối cùng với sản phẩm chất lượng cao", ông nhận xét.

Theo ông, hiện một số doanh nghiệp đã ứng dụng thành tựu công nghệ của các startup, từ đó cho thấy hiệu quả ban đầu. "Nhưng hệ sinh thái tại Việt Nam đâu đó còn e dè, chưa sẵn sàng", ông cho hay.

Người điều phối nhận định, thông qua những trao đổi của nhà quản lý và các chuyên gia tại diễn đàn, các bên có cơ hội giao lưu gợi mở để hỗ trợ phát triển.Với sự vào cuộc của các doanh nghiệp đầu đàn, doanh nghiệp công nghệ sẽ góp phần gia tăng gia trị sản phẩm nông nghiệp thời gian tới.

Theo Báo Đầu tư

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay59,010
  • Tháng hiện tại889,737
  • Tổng lượt truy cập92,063,466
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây