Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang khẩn trương phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Thứ ba - 05/06/2018 10:24
Tỉnh Kiên Giang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp tại những vùng sản xuất trọng điểm, gây thiệt hại cho nông dân.
 
Thu hoạch tôm nuôi. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN)



Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, chỉ trong hơn 2 tuần vừa qua đã có hơn 4.000ha tôm nuôi bị thiệt hại, nâng tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên toàn tỉnh từ đầu vụ đến nay hơn 7.350ha, với trên 400 ổ dịch bệnh phát sinh ở 103 ấp, 32 xã, 9 huyện. 

Các bệnh gây hại tôm nuôi, gồm đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh còi, bệnh phân trắng và sốc môi trường, tập trung nhiều ở các huyện vùng sản xuất U Minh Thượng là An Minh, An Biên và U Minh Thượng. 

[Dịch bệnh tôm nuôi tại Cà Mau diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan]

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Hoàng Văn Tuấn cho biết, bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính và nhất là tác động tiêu cực của nắng nóng, mưa đầu mùa đã gây thiệt hại hàng nghìn hécta tôm nuôi, tập trung ở hình thức nuôi tôm - lúa của vùng U Minh Thượng, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống người dân. 

Trong thời gian tới, với điều kiện môi trường bất lợi như hiện nay, diễn biến phức tạp kéo theo nguy cơ phát sinh dịch bệnh luôn tiềm ẩn gây hại tôm nuôi ở mức cao và trên diện rộng. Vì vậy, cần thực hiện khẩn trương các biện pháp cấp bách, chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên tôm nuôi để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại trong nuôi tôm có thể xảy ra. 

Trước mắt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang xuất cấp miễn phí hóa chất sát trùng Chlorine cho hộ nuôi có tôm bị bệnh để kịp thời bao vây, xử lý ổ dịch, ngăn chặn lây lan. Hướng dẫn kỹ thuật cho bà con xử lý diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đúng quy định và tái đầu tư sản xuất. 

Chi cục phối hợp với các địa phương theo dõi, cập nhật, kiểm soát chặt chẽ tình hình phát triển nuôi tôm, tôm nuôi bị bệnh, quan trắc môi trường, nguồn nước và dịch bệnh,… để kịp thời đề ra biện pháp ứng phó, phòng chống hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại. 

Thạc sỹ Phù Vĩnh Thái (Chi cục Thủy sản Kiên Giang) cho hay, theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, thời gian tới, ảnh hưởng của thời tiết, nhất là tình trạng nắng nóng gay gắt và xuất hiện mưa đầu mùa sẽ làm cho môi trường ao nuôi biến động xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làm tôm nuôi dễ bộc phát bệnh. 

Vì vậy, người nuôi tôm áp dụng đồng bộ các giải pháp về quản lý, chăm sóc ao nuôi tôm như quản lý môi trường nước, hàng ngày đo các thông số môi trường, nhất là pH, oxy, nhiệt độ, độ kiềm,… để xử lý kịp thời, luôn giữ mực nước hợp lý, sử dụng vôi nông nghiệp ổn định chất lượng nước, định kỳ dùng chế phẩm sinh học hỗ trợ phân hủy chất đáy, giải phóng khí độc, tạo môi trường sạch cho tôm sinh sống và phát triển. 

Đồng thời, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phát triển trong từng giai đoạn của tôm; rào chắn xung quanh khu nuôi ngăn chặn vật truyền bệnh trung gian xâm nhập; nước lấy vào ao nuôi phải qua giai đoạn lọc, lắng và sát trùng kỹ lưỡng; con giống thả nuôi đạt chất lượng, đảm bảo sạch bệnh; thức ăn, chất mang vào ao nuôi không mang mầm bệnh; định kỳ sát trùng nước ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh cơ hội,… 

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang và các địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp chủ động thực hiện công văn cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm của Tổng cục Thủy sản. 

Năm 2018, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ 123.000ha, sản lượng 69.000 tấn. Đến thời điểm này, các địa phương đã thả nuôi 118.500ha; trong đó, tôm nuôi công nghiệp-bán công nghiệp hơn 1.760ha; tôm- lúa 91.250ha, diện tích còn lại nuôi tôm quảng canh cải tiến. Sản lượng thu hoạch tôm gần 30.000 tấn, đạt 42,8% kế hoạch, tăng 36,3% so cùng kỳ./. 

Theo Vietnamplus
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay59,948
  • Tháng hiện tại890,675
  • Tổng lượt truy cập92,064,404
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây