Học tập đạo đức HCM

"Báu vật" dó bầu khủng nhất miền Trung: Nửa tỷ vẫn chưa muốn bán

Chủ nhật - 11/09/2016 10:01
Quần thể dó bầu có 3 cây, trong đó có cây đường kính hơn 1m, chiều cao khoảng 30m, được đánh giá lớn nhất lớn miền Trung. Nghe nói cây đó gần 100 năm tuổi. Thương lái trả gần nửa tỷ đồng nhưng gia đình chưa chịu bán, vì...

'bau vat' do bau khung nhat mien trung: nua ty van chua muon ban hinh anh 1

Hai người ôm mới xuể thân chính

Chúng tôi vượt qua quãng đường bê tông ngoằn ngoèo đến chân núi Hội Trường heo hút. Phía trước ngôi nhà nằm cheo leo trên đỉnh đồi, một cây dó bầu cổ thụ cao sừng sững, rễ cây bề thế, từng chùm bám vào lòng đất chắc nịch. Gặp chủ nhân -bà Mai Thị Nguyệt (70 tuổi, ở thôn 6) hỏi chuyện. Thấy người lạ, bà nói: Đến mua cây à? Tôi già rồi để gọi các con về nhé. Tôi đáp: Dạ không, đến nghe kể chuyện về cây dó bầu thôi.

Bà Nguyệt kể, sau chiến tranh, vợ chồng bà lên vùng đất này lập nghiệp. Ngày đó, ở quả đồi Hội Trường rừng nguyên sinh còn nhiều lắm, nhưng vì miếng cơm manh áo, vợ chồng ông bà khai khẩn vùng đất trồng cây kiếm củ sắn, củ khoái nuôi con.

“Lạ thay chú ạ! Nhiều cây rừng bị đốn hạ để làm nương vườn nhưng cây dó bầu thì để lại. Năm 1975, nó to hơn bắp chân, vợ chồng tôi có biết là dó bầu chi mô. Chỉ biết, tán cây rộng, lá xanh quanh năm, bóng mát nhiều, nên chừa lại”, bà Nguyệt nói.

Càng ngày cây lớn thêm, cả khu vực rừng cây cổ thụ còn lại mình nó nằm lẻ loi. Những trận bão quật ngã nhiều cây gỗ to lớn nhưng nó vẫn đứng vững. Do đó, mọi người trong làng đưa một cối giã gạo đặt phía dưới. Hằng ngày, mọi người kéo đến giã gạo, ngồi chuyện trò thâu đêm. Theo năm tháng, nó lớn dần và trở thành “trung tâm” của làng. Từ một cây một cây chính, nó mọc thêm nhiều cây phụ khác thành một quần thể với 3 cây.

Cây có đến 3 nhánh

“Thoát án tử” trước việc con người khai phá nương rẫy, bỗng một ngày cây dó bầu có giá trị kinh tế cao, số tiền thương lái bỏ ra gần cả trăm triệu đồng. Tưởng rằng, nó sẽ bị đốn hạ nhưng chủ nhân đã không gật đầu.

“Quả không ăn được, không có giá trị gì nhưng thấy nó xanh mát và là nơi lui tới của dân làng nên vợ chồng tôi không chặt bỏ. Vào những năm 1990 của thế kỷ trước thì mới biết là cây dó bầu, thương lái kéo về xem rồi ra giá. Những năm đó, họ trả 85 triệu đồng, số tiền lớn như vậy chưa bao giờ vợ chồng tôi được nhìn thấy, biết có tiền sẽ làm thay đổi cuộc đời nhưng vẫn một lòng nhất quyết không bán đi”, bà Nguyệt cho hay.

Gia đình chủ nhân cây dó bầu chẳng khấm khá gì. Vợ chồng bà Nguyệt có 7 người con, cuộc sống qua ngày trông chờ vào đất rừng trồng keo tràm. Ngoài ra, ông bà nuôi thêm con bò, gà, lợn… kiếm nguồn thu. Nghèo khổ là vậy nhưng 7 người con thì có 4 đứa học cao đẳng, đại học. Có những lúc rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần chồng chất vì con cái nhưng người chồng là ông Nguyễn Lợt (SN 1945) nhất quyết không bán.

“85 triệu ngày đó to lắm nhưng chúng tôi để lại, con cái ăn học thiếu thốn thì vay mượn ngân hàng, bà con… Hai vợ chồng nuôi con bò, bán rừng keo để cho chúng ăn học. Khó khăn đến mấy, vợ chồng tôi có một suy nghĩ nếu bán là mất, để lại là còn. Lúc đó bán mua vàng giờ thành tỷ phú rồi. Nhưng tôi không tiếc, cây vẫn còn, lâu lâu đón các đoàn khách về tham quan, nghiên cứu”, bà Nguyệt bày tỏ.

Dẫn chúng tôi ra cây dó bầu, bà Nguyệt đưa tay chỉ, thân nó sần sùi, nhiều mắt lắm. Có một số thương lái về khoan, đục chi chít lỗ nhưng vài năm nó phát triển hàn gắn vết thương.

Bà Mai Thị Nguyệt bên cây dó bầu

“Trước khi chồng mất, ông bị căn bệnh suy thận kéo dài 20 năm, chạy chữa khắp nơi, túng thiếu nhiều lắm. Có lần ông nhập viện, tài sản trong nhà không còn một cái gì đáng giá, nhưng ông dặn, vợ con phải để lại không được bán. Sau này con cái lớn lên lỡ có ai gặp hoạn nạn thì cũng có cái để dành. Ông quả quyết lắm nên tôi cố gắng vay mượn để điều trị cho ông. Giờ con cái ra trường, nợ nần trả hết đã góp phần cho cây sống tiếp”, bà Nguyệt tâm sự.

Tôi hỏi: Cây dó bầu có giá trị như vậy, gia đình bà có lo lắng về chuyện chặt trộm không? Bà Nguyệt cười: “Ai dám đến đây mà chặt chứ, thân to, cây cao chở cả xe tải không hết, huống hồ người bưng đi. Phần nữa, ở giữa khu dân cư, động một tý là phát hiện được, nếu có cưa xẻ thì biết ngay. Cây không chỉ của gia đình mà là báu vật của cả làng. Ai đụng đến tôi chưa có lời gì thì mọi người trong làng đã ra tay trừng trị rồi”.

Cây dó bầu cao khoảng 30m

500 triệu mới bán

Anh Nguyễn Súy (44 tuổi) người con thứ 3 của bà Nguyệt khoe, từ cây này gia đình đã nhân ra hàng trăm cây con. Cứ mỗi mùa ra quả nó rụng xuống cây con mọc nhiều vô kể, người dân tứ xứ đến lấy về trồng.

“Gia đình không giữ làm gì mà nó là của chung làng. Ai đến lấy, gia đình sẵn sàng cho. Từ cây này, có cả ngàn cây dó bầu còn được trồng rồi”, anh Súy cho biết.

Hỏi về giá bán, anh Súy bày tỏ: “Mới đây, một người ở miền Bắc vào trả 450 triệu đồng nhưng gia đình chưa nhất trí. Họ bứng cây, đào luôn gốc rễ đem về. Tuy nhiên, anh em trong gia đình thống nhất sẽ bán với 500 triệu đồng. Số tiền đó dành làm nhà thờ còn lại để cho mẹ hưởng tuổi già. Riêng thông tin cây dó bầu được ngã giá 1 tỷ đồng là không có, họ đồn đại thôi”.

Theo anh Súy, anh có nhờ bạn bè chuyên ngành về lâm nghiệp đo vòng thân cây, kết quả cho thấy cây lớn nhất có vanh 209 cm, cây gần 100 cm, cây còn lại 30 cm, tán rộng chừng 20m, ước tính nặng 2,5 tấn.

“Sau khi khoan vào thân cây, người bạn nói cây gần 100 năm tuổi. Nếu theo giá bán 250.000 đồng/1kg như hiện nay, nó có giá hơn 600 triệu đồng”, anh Súy bộc bạch.

Nhìn những rêu phong bám đầy thân cây, anh Súy trầm ngâm: “Tôi lớn lên đã thấy cây rồi. Nó lớn rất nhanh”. Tôi hỏi: Sao anh không khoan lỗ, đổ thuốc vào để có trầm hương vậy? Anh đáp: “Cái gì thuộc về tự nhiên thì cứ để vậy, có nhiều người đến đây chỉ cách làm nhưng chúng tôi không tác động vào. Việc bán được hay không chúng tôi không quan đến nhiều. Trước đây, ba mẹ đói khổ không bán huống hồ đến con cháu lại không giữ được. 7 anh em, người làm giám đốc, người làm việc nhà nước, người buôn bán, thu nhập cũng khá. Hiện cơ ngơi ba mẹ để lại, cùng với 4 ha cao su, 10 ha keo tràm do người em út quản lý”.

Anh Súy thú thực: “Khoảng năm 1995, anh em chúng tôi có đục một số lỗ ở gốc cây nhưng chừng 10 năm nó bịt lại. Chúng tôi không biết có trầm hay không, nhưng trên thân cây rất nhiều mắt và cục u. Mỗi lần thương lái đến, họ đục khoét để kiểm tra. Chúng tôi không ngăn cản, cứ cho họ làm. Sau vài năm, cây phát triển bịt các lỗ hết. Mỗi khi có cành khô rớt xuống đưa vào đốt thì mùi rất thơm tỏa rành

 
Theo Đắc Thành (NNVN(
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,862
  • Tổng lượt truy cập92,026,591
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây