Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Formosa

Chủ nhật - 11/09/2016 21:02
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT về hậu quả của sự cố ô nhiễm môi trường khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Theo VASEP, tính riêng với ngành thủy sản, sự cố môi trường do Formosa gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản của người dân, doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung... Các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Trong đó, nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân. Nếu tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục kéo dài, nguy cơ nhiều nhà máy phải đóng cửa là rất lớn.

hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của formusa

Xuất khẩu thủy sản của Công ty Nam Hà Tĩnh giảm 42% so cùng kỳ năm 2015 - Ảnh: Huy Hùng

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, nhiều khách hàng quốc tế rất quan ngại về sản phẩm thủy sản Việt Nam một vài năm trở lại đây, nhất là sau sự cố môi trường này; theo đó, họ đã hủy nhiều hợp đồng với các đơn vị có cơ sở chế biến tại 4 tỉnh miền Trung. Còn đối với thị trường nội địa, người dân trên cả nước có tâm lý lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản ở miền Trung. Các doanh nghiệp và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Toàn bộ hàng nội địa phải bảo quản lâu ngày ở kho. Do đó, doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí như tiền điện, tiền kho.

Thống kê của VASEP cho thấy, sự cố môi trường đã làm giảm sản lượng thu mua của doanh nghiệp đến 60% so cùng kỳ năm 2015. Về thiệt hại kinh tế, VASEP cho biết, nguồn nguyên liệu thiếu trầm trọng, trong khi đầu ra của sản phẩm cũng bị co lại, nên doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong 8 tháng chỉ đạt khoảng 40% và doanh số cũng bị giảm mạnh.

Đại diện Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (Shatico) ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết; 8 tháng qua doanh nghiệp chỉ thu mua được 228 tấn (trong khi cùng kỳ là 580 tấn); xuất khẩu đạt 1,4 triệu USD, giảm tới 42% so cùng kỳ năm 2015. Cùng đó, đến thời điểm giữa tháng 8, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại nên dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu. Tuy nhiên, dù không có nguyên liệu để sản xuất thì doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và chi trả cho các đối tác…

Chính vì vậy, với những thiệt hại và ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường, VASEP kiến nghị Chính phủ và các bộ có sự can thiệp đối với Công ty Formosa trong vấn đề có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung. Đưa ra những chính sách hỗ trợ, giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiêp và người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường gây ra. Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng quốc tế biết thủy sản của Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng. Cùng đó, có giải pháp, tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để doanh nghiệp duy trì sản xuất như thủ tục nhập khẩu, hỗ trợ cước phí tại cảng nhập khẩu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và mặt hàng mới.

Theo báo cáo của VASEP, nguyên liệu hải sản đã thiếu hụt trầm trọng trong 7 tháng qua. Vì vậy, để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh nhập khẩu. Dự kiến trong năm nay, các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD thủy sản nguyên liệu, tập trung vào các mặt hàng cá ngừ, tôm thẻ chân trắng, mực, bạch tuộc và cá biển.

>> Ông Trường Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP: Sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung vừa qua gây nhiều tổn thất về tài nguyên, môi trường đất, nước; cùng đó, những thiệt hại của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước cũng không hề nhỏ. Hiện, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

  Hải Lý/thuỷ sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập946
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,505
  • Tổng lượt truy cập93,142,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây