Học tập đạo đức HCM

Người tiên phong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ bảy - 10/09/2016 10:58
Giữa heo hút nơi miền rừng, dưới chân núi Vua Bà (xóm Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội), chị Trương Thị Kim Hoa đã phát triển mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng, lợn Mán và trồng rau hữu cơ. Từ nhiều năm nay, phương thức sản xuất này của chị được đánh giá cao khi các sản phẩm nông sản đưa ra thị trường đều bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguoi tien phong san xuat nong nghiep huu co - Anh 1

Khu chăn nuôi lợn rừng, lợn Mán của Trang trại Hoa Viên.

Từ trang trại nuôi lợn rừng…

Từng là thạc sĩ kinh tế, công tác tại một ngân hàng lớn ở thành phố, nhưng với đam mê sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chị Trương Thị Kim Hoa đã bỏ phố lên miền rừng heo hút dưới chân núi Vua Bà làm nông nghiệp. Trên diện tích 60ha rừng đồi, chị triển khai nuôi lợn rừng và trồng rau hữu cơ. Lợn được chăn nuôi theo quy trình sinh sản tự nhiên, chủ yếu dựa vào đặc tính sinh trưởng hoang dã, tự thích nghi với tự nhiên. Trong quá trình chăn nuôi, không sử dụng thức ăn tổng hợp, không kích thích tăng trưởng, nguồn thức ăn chủ yếu từ rau, củ, quả, cỏ VA06; sử dụng chế phẩm vi sinh để lên men thức ăn, các kháng sinh tự nhiên từ cây thuốc Nam: Gừng, tỏi, sài đất, khổ sâm, mía dò, lược vàng, hoàn ngọc, ngũ sắc, nhọ nồi, cỏ xước... trong việc phòng và chữa bệnh cho lợn, vừa giảm chi phí, vừa tăng năng suất đàn và an toàn với người sử dụng.

Đến nay, khu vườn dược liệu của trang trại đã lên tới trăm loại. Nhiều năm chăn nuôi hữu cơ, chị Hoa đã quen với cách “bốc thuốc” cho lợn. Các bệnh đi ngoài thì dùng lá chát: Búp ổi, rau mơ tam thể, nụ sim, hoắc hương... giã nát, pha nước gạo rang cho lợn uống; khi chúng bị ho thì dùng các loại củ: Gừng, tỏi giã nát pha nước ấm cho uống sẽ giảm rất nhanh...

Do tạo được nguồn thực phẩm sạch trong chăn nuôi, trang trại của chị Hoa ngày càng phát triển, đến nay đã có hơn 1.000 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 10.000 con lợn giống và thương phẩm.

… đến thương hiệu “Rau sạch Đại ngàn”

Từ năm 2013, trang trại Hoa Viên đã tổ chức trồng rau hữu cơ trên diện tích ban đầu khoảng 5.000m2 đất, gồm các loại rau thông thường như ngót, cải, thiên lý, muống, lang ngọt, dền, mướp hương, bầu, bí, su su,... với thương hiệu “Rau sạch Đại ngàn” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp nhãn hiệu độc quyền. Rau sạch Đại ngàn tại trang trại Hoa Viên có tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm theo phương pháp hữu cơ TCVN 22041:2015 - hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Chị Trương Thị Kim Hoa cho biết, để mang đến người tiêu dùng những nông sản hữu cơ, đồng nghĩa với việc quy trình sản xuất rau của trang trại phải loại bỏ hoàn toàn các thành phần hóa học ra khỏi sản xuất. Do đó, tất cả các công đoạn sản xuất từ làm cỏ, bắt sâu, chăm bón trang trại đều phải hoàn toàn tự nhiên. Thay vì sử dụng thuốc diệt cỏ như đối với cây trồng khác, những công nhân của trang trại làm cỏ bằng phương pháp thủ công. Để ngăn ngừa sâu bệnh, trang trại sử dụng các loại bẫy bắt côn trùng bằng công nghệ sinh học, các loại thuốc trừ sâu làm bằng chế phẩm gừng, tỏi chưng cất và phát triển thiên địch… Với quy trình sản xuất bài bản, ngặt nghèo, chi phí chăm sóc rau hữu cơ cao hơn hẳn nhưng bảo đảm chất lượng, mang theo hương vị của núi rừng xứ Đoài. Đến nay, các loại rau của trang trại đã vươn tốt, phủ xanh khắp cả một vùng đồi. Trang trại tổ chức ghi chép nhật ký đồng ruộng và lưu giữ hồ sơ về quá trình sản xuất, thu hái, sơ chế, vận chuyển... Ngoài những loại rau thông thường, trang trại còn trồng và nhân giống nhiều loại rau rừng quý như rau sắng, bò khai, dền chua đỏ, hoa và củ chuối rừng, măng rừng, sung nếp…

Theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Duy Hồng, đây là mô hình sản xuất sạch từ vùng sản xuất, nước tưới đến kỹ thuật chăm sóc. Chi cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cử cán bộ bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho trang trại. Những mô hình như vậy, rất cần được nhân rộng để hướng đến một nền sản xuất sạch và an toàn ở Thủ đô.

Theo Hà Nội mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm209
  • Hôm nay47,646
  • Tháng hiện tại854,677
  • Tổng lượt truy cập88,209,747
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây