Học tập đạo đức HCM

Bộ LĐTBXH đề xuất nâng giờ làm thêm 400 giờ/năm

Thứ bảy - 13/05/2017 12:42
Một điểm mới trong dự thảo Luật Lao động sửa đổi lần 2 là đề xuất nâng thời gian làm thêm lên 400 giờ/năm (thay vì 600 giờ/năm như dự thảo lần 1), tăng 100 giờ/năm so với quy định hiện hành.
Cụ thể, tại điều 82 của dự thảo Luật Lao động (sửa đổi), Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định: Bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động không quá 12 giờ trong 1 ngày và tổng số giờ làm thêm của người lao động trong 1 năm không vượt quá 400 giờ.

 

Theo Bộ LĐTBXH, đề xuất trên được đưa ra sau khi tiếp nhận ý kiến góp ý lần 1, nhằm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

 

Luật Lao động hiện hành quy định việc làm thêm giờ do các bên thỏa thuận nhưng số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ trong 1 năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. 

 

Khi triển khai quy định này, tại các lần hội thảo tổng kết Luật Lao động và đóng góp ý kiến, các doanh nghiệp đều kiến nghị nâng thời gian làm thêm tối đa lên 600 giờ/năm.

 

Các doanh nghiệp cũng đề xuất bỏ giới hạn làm thêm giờ theo tháng (hiện hành là không quá 30 giờ/tháng) vì việc quy định này cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tế chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu, phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh như: gia công hàng hóa xuất khẩu, chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

 

Đồng thời, sau khi nghiên cứu, so sánh với các quốc gia khu vực thì số giờ làm thêm tối đa của người lao động Việt Nam hiện ở mức thấp (Trung Quốc: 36 giờ/tháng, Indonesia: 56 giờ/tháng, Singapore: 72 giờ/tháng; Thái Lan: 36 giờ/tuần; Malaysia: 104 giờ/tháng; Lào: 45 giờ/tháng; Campuchia và Philippines: Không khống chế)…Các con số trên chứng tỏ số giờ làm thêm tối đa của người lao động Việt Nam hiện ở mức thấp (không quá 200 giờ /năm). 

 

Do vậy, tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lấy ý kiến góp ý lần thứ nhất, Bộ LĐTBXH đã đề xuất 2 phương án: Phương án 1 tăng số giờ làm thêm bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ; tuy nhiên, tổng số giờ làm thêm của người lao động không được vượt quá 600 giờ trong 1 năm. Phương án 2 tăng số giờ làm thêm bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ.

 

Tuy nhiên, ngay sau khi dự thảo lần 1 Luật Lao động sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến, phía Tổng liên đoàn lao động Việt Nam không ủng hộ tăng giờ làm thêm từ 200 lên 600 giờ mỗi năm, vì như vậy sẽ vắt kiệt sức lao động, trong khi chủ doanh nghiệp khó có thể tăng lương làm thêm tương ứng

 

.“Việc tăng giờ làm thêm dù dựa trên thực tế cung cầu vẫn phải xem xét tới nhiều yếu tố, đặc biệt là sức khỏe và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động", ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam).

 

Còn theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, thành viên ban soạn thảo Luật Lao động sửa đổi, thực tế khi đi khảo sát tại các khu công nghiệp và giải quyết một số vụ đình công, ngưng việc tập thể cho thấ,y đa phần các doanh nghiệp đều quá giờ làm thêm. Bên cạnh đó, với mức lương như hiện nay, nếu muốn có thu nhập thì người lao động đều đăng ký làm thêm giờ.

 

“Để hạn chế vi phạm làm thêm giờ ở doanh nghiệp dẫn đến phát sinh giấy phép con và những tiêu cực từ quy định làm thêm giờ hiện nay, việc tăng thời gian làm thêm giờ so với Luật hiện hành là cần thiết .Tuy nhiên, tăng thêm bao nhiêu thì cơ quan chuyên môn phải tính toán hợp lý, không để doanh nghiệp dựa vào đó làm tràn lan, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động”, ông Phạm Minh Huân cho biết.

 

XC/Báo Tin Tức
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại182,549
  • Tổng lượt truy cập88,860,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây