Học tập đạo đức HCM

Công phu như nông dân Móng Cái làm tỏi đen từ tỏi tía

Thứ bảy - 13/05/2017 10:17
Đảo Vĩnh Thực, Móng Cái, Quảng Ninh từ lâu đã có nghề trồng tỏi tía. Tên gọi này xuất phát từ lớp vỏ của củ tỏi. Trước đây, người dân chỉ trồng tỏi để ăn và bán củ tươi, nhưng nay, chúng còn được dùng để làm nguyên liệu để chế biến tỏi đen.

cong phu nhu nong dan mong cai lam toi den tu toi tia hinh anh 1

Bà con nông dân trồng tỏi tía ở đảo Vĩnh Thực 

Anh Phạm Hồng Thái, Giám đốc hợp tác xã Nông lâm ngư nghiệp Thái An cho biết, dự án chế biến tỏi đen mới được Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ninh phối hợp với doanh nghiệp, chuyển giao cho hợp tác xã từ năm 2015. Theo đó, xã viên được hướng dẫn lựa chọn nguyên liệu, xây dựng nhà xưởng và đào tạo về kỹ thuật chế biến tỏi đen từ Nhật Bản. Đến nay, nghề chế biến tỏi đen không chỉ giúp tiêu thụ khoảng 20 tấn tỏi tía tươi mỗi năm mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Anh Thái cho biết, xung quanh đảo Vĩnh Thực là biển, buổi chiều, hơi nước từ biển đưa vào khiến cả cánh đồng tỏi được phủ sương, tạo độ ẩm cao. Vì vậy mà nông dân không phải tưới nước nhiều. Ngoài ra, sương biển còn mang theo vị mặn của muối khiến tỏi có vị cay nồng và hương thơm đặc biệt. Sản phẩm tỏi đen do đó mà có vị ngọt và giá trị dược liệu cao hơn.

Người dân bắt đầu trồng tỏi vào mùa thu đông, từ khoảng tháng 8 đến tháng 10 Âm lịch. Mỗi vụ thu hoạch, củ tỏi đều được đem kiểm nghiệm tại chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh trước khi đưa vào chế biến.

 cong phu nhu nong dan mong cai lam toi den tu toi tia hinh anh 2

Thu hoạch từ tỏi tía cho thu nhập khá 

Đầu tiên, tỏi tươi sau thu hoạch được phơi khoảng một tháng để khô kiệt nước. Sau đó, bà con để thêm gần 2 tháng nữa cho tinh dầu tỏi hình thành bên trong, đảm bảo chất lượng củ sau chế biến.

Khi đã khô, tỏi được cắt bỏ rễ, phần đầu cuống cắt ngắn, chừa lại khoảng 5cm. Theo anh Thái, việc làm này giúp củ tỏi giữ được mẫu mã đẹp sau khi chế biến và sấy. Người dân lúc này sẽ tiến hành sơ chế, phân loại và xếp tỏi vào trong các hộp inox. Mỗi hộp sẽ chứa khoảng 2kg tỏi khô, xếp kín rồi dùng băng dính dán kín mép. Hộp tỏi tiếp tục được xếp vào thùng giấy, dán lại, sau đó đưa vào lò ủ.

Trong vòng 10 ngày đầu, nhiệt độ của lò ủ duy trì ở mức 65 độ C, 20 ngày sau, đưa về 60 độ C. Sau khoảng 45 ngày nữa, vỏ củ tỏi sẽ khô lại, bên trong chuyển thành màu đen, củ hơi ướt và mềm. Lúc này mùi hăng của tỏi đã biến mất, thay vào đó là mùi ngọt, thơm như trái cây sấy khô. Người làm sẽ chuyển tỏi sang khay thoáng và đưa vào sấy thêm khoảng 15 ngày trong lò.

 cong phu nhu nong dan mong cai lam toi den tu toi tia hinh anh 3

Sản phẩm tỏi đen được làm từ tỏi tía 

Anh Thái cho biết, quy trình làm tỏi đen khá phức tạp, cứ 3 ngày phải kiểm tra để theo dõi độ chuyển màu của tỏi và thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ nhằm đảm bảo quy trình lên men ít nhất 45 ngày. Nguyên lý hoạt động của lò ủ là duy trì nhiệt độ nhờ các bóng sấy nhiệt và hệ thống quạt thông hơi giúp phân bổ nhiệt đều khắp lò. Sản phẩm cuối cùng là tỏi đen đã khô, dẻo và bảo quản được tới 2 năm. Mỗi mẻ tỏi đen ra lò đều được chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản địa phương lấy mẫu kiểm tra.

Tại hợp tác xã Thái An, người dân ủ 2 kg tỏi tươi mới tạo ra được khoảng 200 gram tỏi đen thành phẩm với giá bán lẻ một triệu đồng một kg. Mỗi năm, hợp tác xã Thái An chế biến khoảng 20 tấn tỏi nguyên liệu, đem lại thu nhập ổn định cho xã viên. Hiện nay, tỏi đen Móng Cái được tiêu thụ chủ yếu ở địa bàn trong tỉnh, bán cho khách du lịch làm quà và chuyển đi các tỉnh lân cận.

Theo Như Nguyệt (Vnexpress)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại231,556
  • Tổng lượt truy cập85,138,592
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây