Học tập đạo đức HCM

Chuối "62 tiêu chuẩn" đều đặn xuất ngoại

Thứ sáu - 12/05/2017 04:17
Thời gian qua, trong khi nông dân trồng chuối ở BR-VT lao đao vì sự bấp bênh về đầu ra, giá cả thì sản phẩm chuối của Công ty TMDV-Xuất nhập khẩu Thiện Thoa (xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức) vẫn đều đặn xuất ngoại. Thậm chí, hiện công ty chỉ mới đáp ứng được 10% nhu cầu từ các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Mô hình trồng chuối của Công ty Thiện Thoa là sự gợi mở cho một hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại.
 

Với việc tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, sản phẩm chuối của Công ty Thiện Thoa đang có đơn hàng ổn định từ các đối tác nước ngoài.

Công ty TMDV-Xuất nhập khẩu Thiện Thoa (xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức) trồng 115 ha chuối cấy mô Nam Mỹ tại xã Xuân Sơn (huyện Châu Đức) từ năm 2016. “Sau 2 năm thí điểm trồng chuối Nam Mỹ tại BR-VT, chúng tôi nhận thấy, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở BR-VT phù hợp với loại chuối này. Ngoài ra, BR-VT có đường giao thông thuận lợi, có hệ thống cảng biển nên việc xuất khẩu chuối sang các nước rất thuận lợi”, ông Lê Quốc Trầm, đại diện Công ty TMDV-Xuất nhập khẩu Thiện Thoa nhận xét về tiềm năng phát triển cây chuối Nam Mỹ tại BR-VT.

Với mục tiêu làm ra sản phẩm để xuất khẩu và chinh phục các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, ngay từ khi bắt đầu, Công ty TMDV-Xuất nhập khẩu Thiện Thoa đã định hướng canh tác trang trại chuối theo quy trình VietGAP, kiểm soát chặt về chất lượng giống, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, bảo quản.

Ông Trầm lấy ví dụ: “Khi cây chuối sinh trưởng đến tháng thứ 5, sẽ không bón phân vô cơ mà chuyển sang dùng phân hữu cơ, nên sản phẩm chuối luôn bảo đảm được quy định cho phép về hàm lượng thuốc BVTV”. Ngoài ra, trang trại trồng chuối của Công ty TMDV-Xuất nhập khẩu Thiện Thoa còn áp dụng nhiều thiết bị tiên tiến vào sản xuất, như sử dụng máy phun diệt sâu bọ bằng khói, xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm. “Nhờ áp dụng phương thức sản xuất hiện đại, quy trình sản xuất đạt chuẩn nên công ty tiết giảm được chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, sản phẩm chuối của công ty bảo đảm 62 tiêu chí về ATVSTP để xuất sang thị trường các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc”, ông Lê Quốc Trầm cho biết thêm.

Được biết, chi phí đầu tư mỗi ha chuối cấy mô tại Công ty TMDV-Xuất nhập khẩu Thiện Thoa khoảng 200 triệu đồng. Sau 8 tháng cây chuối bắt đầu cho thu hoạch với sản lượng đạt khoảng 80 tấn/ha. Hiện nay, mỗi ngày, đơn vị xuất khoảng 80 tấn chuối với giá khoảng 15 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, 1ha chuối cho lãi từ 300-500 triệu đồng. Với diện tích hiện tại, Công ty Thiện Thoa mới chỉ đáp ứng được gần 10% đơn hàng của các đối tác nước ngoài. Vì vậy, Công ty đang tiếp tục liên kết với các HTX trên địa bàn tỉnh và Đồng Nai để mở rộng diện tích phát triển sản xuất. “Khó khăn là hiện nay Công ty phải liên doanh với Công ty CP Cao su Bà Rịa trồng xen canh cây chuối. Do quỹ đất chưa ổn định nên Công ty chưa thể tiến tới đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho lạnh một cách quy mô và cũng chưa thể áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ đất để phát triển diện tích trồng chuối, góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm chuối của BR-VT”, ông Trầm chia sẻ.

Đề cập đến những bất ổn của thị trường chuối thời gian qua, ông Trầm cho biết: “Trong sản xuất nông nghiệp, không phải cây chuối mà bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy, vấn đề cơ bản là phải bảo đảm chất lượng, kế đó là xác định rõ thị trường mục tiêu. Bà con nông dân mình trồng nhỏ lẻ, trồng theo phong trào, không xác định được rõ mục tiêu, không nắm vững được nhu cầu thị trường và sản phẩm thường không đạt đầy đủ các tiêu chuẩn thì sẽ bị bó hẹp về thị trường, dẫn đến tiêu thụ bấp bênh, giá bán thấp”, ông Trầm nói.

Muốn tiếp cận thị trường tốt phải thay đổi phương thức sản xuất

Theo ông Trần Việt Trung, Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương, nông dân và các cơ sở sản xuất trước hết phải xác định được nhu cầu của thị trường, khả năng mùa vụ để có thể hạn chế được tình trạng “được mùa mất giá”, vừa bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Cần nhất hiện nay là phải áp dụng được quy trình sản xuất nông nghiệp sạch. Có như vậy thì sản phẩm khi làm ra sẽ đáp ứng được mọi tiêu chí, đủ sức để tiêu thụ ở mọi thị trường.

Cát Tường
Nguồn tin: Báo Vũng Tàu


 Tags: công ty

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,111
  • Tổng lượt truy cập90,261,504
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây