Học tập đạo đức HCM

Cần quan tâm thành lập hợp tác xã kiểu mới

Thứ năm - 22/03/2018 04:16
Một thời gian dài ở vùng miền núi tồn tại hai cách hiểu khác nhau về việc xét hoàn thành tiêu chí 13 trong bộ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Một cho rằng, xã có hợp đồng tiêu thụ nông sản cho đại đa số hộ dân trong xã thì vẫn được tính là hoàn thành tiêu chí này. Hai lại khẳng định, có hợp đồng tiêu thụ nông sản nhưng không có HTX thì vẫn không đủ điều kiện hoàn thành tiêu chí 13.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Báo Phú Yên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Lam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh. Ông Lam cho biết:

 

- Địa phương có HTX là 1 trong 19 tiêu chí NTM, quyết định đến việc một xã có được công nhận là xã NTM hay không. Hiện, hầu hết các xã miền núi đã có mô hình liên kết sản xuất nhưng không có HTX hoạt động theo Luật HTX 2012 nên thường bị rớt tiêu chí 13 và không đủ điều kiện được công nhận xã NTM.

 

Kết quả này có nguyên nhân từ giai đoạn 2010-2015. Khi đó người dân ký hợp đồng bán nông sản cho nhà máy dưới sự giám sát của chính quyền địa phương, tạo ra mô hình sản xuất ổn định giữa chính quyền, nông dân với doanh nghiệp.

 

Còn các HTX chỉ làm những dịch vụ phục vụ đơn lẻ, không có nhiều ảnh hưởng trong sản xuất cũng như đời sống người dân, nên đã bị “gạt” ra khỏi mối quan hệ sản xuất đó. Từ đây dẫn tới tình trạng “trắng” HTX ở vùng miền núi. Điều này đáng báo động tới mức trong 3 huyện miền núi của tỉnh thì 2 huyện Sơn Hòa và Sông Hinh từ 14 HTX giảm xuống mỗi huyện chỉ còn một HTX.

 

Tới khi gặp phải những thay đổi trong chỉ tiêu xét hoàn thành tiêu chí 13, hai huyện này từ chỗ có 5 xã đạt chuẩn NTM, nay chỉ có 2 xã đạt, các xã khác nợ tiêu chí này như Ea Ly, Sơn Giang, Đức Bình Tây của huyện Sông Hinh…

 

* Hiện các xã muốn đạt xã NTM thì phải thành lập được HTX. Liệu giải pháp hành chính này có mang lại hiệu quả lâu dài, thưa ông?

 

- Hiện nay là thời điểm các xã vùng miền núi đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM, nên buộc phải thành lập các HTX. Đây là điều đáng mừng cho kinh tế tập thể nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nỗi lo. Nếu cho ra đời các HTX mà không chú trọng chất lượng hoạt động thì càng làm cho người dân “e dè” hơn với kinh tế tập thể, chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả.

 

Hậu quả tất yếu của việc cho ra đời các HTX mà không đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động là giải thể hàng loạt, thậm chí muốn giải thể mà không được... Hiện toàn tỉnh có 189 HTX nhưng chỉ có 113 HTX hoạt động. Trong 76 HTX ngừng hoạt động có HTX chưa thể giải thể vì còn nợ, có HTX chỉ ra đời trên giấy tờ, cũng có HTX vừa mới ra đời đã không thể hoạt động… Nguyên nhân chủ yếu do những HTX này ra đời không xuất phát từ nhu cầu của người dân. Đối với vùng miền núi của tỉnh, thực tế là người dân không muốn vào HTX, do sợ hình thức HTX kiểu cũ, gộp tài sản làm công điểm. Thời gian qua, một số xã được chọn làm xã điểm xây dựng NTM cố gắng vực dậy HTX đã ngừng hoạt động từ lâu. Nhưng những đơn vị này vẫn cơ bản hoạt động như cũ, không có gì khởi sắc.

 

Xã Ea Ly được công nhận xã NTM năm 2016, nhưng đến nay xã này bị rớt tiêu chí 13 do không có HTX - Ảnh: MINH DUYÊN

 

* Trước đây không có HTX, người dân vẫn sản xuất ổn định, vậy thì chủ trương thành lập HTX ở các xã NTM có phải là không cần thiết và đang đi ngược lại nhu cầu thực tế?

 

- Mới nhìn, mới nghe thì có vẻ là như vậy, nhưng nhìn xa hơn, gắn sản xuất của vùng, của tỉnh với hội nhập kinh tế quốc tế thì đây là chủ trương đúng, hướng tới tạo nền tảng để sản xuất theo hướng công nghiệp hiện đại. Hơn hết, HTX đang nói ở đây là HTX kiểu mới, hoạt động theo Luật HTX 2012.

 

Chúng tôi đã từng khảo sát thực tế sản xuất của người dân vùng miền núi thì thấy rằng, tuy e ngại cụm từ HTX nhưng người dân đang sản xuất theo bản chất của HTX kiểu mới. Có nghĩa là, một số hộ gần thửa, cùng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tập hợp nhau lại, cùng gom đất, phương tiện sản xuất để làm kinh tế. Chi phí và lợi nhuận tính theo giá trị tư liệu sản xuất đóng góp và mức độ sử dụng. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của tỉnh ta về đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hướng tới sản xuất quy mô lớn gắn với cánh đồng mẫu lớn áp dụng máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

 

Nhưng nếu cứ để một vài hộ dân làm như vậy thì vẫn manh mún, khó đầu tư lâu dài nên cần một đơn vị đứng ra quản lý, điều hành các hoạt động này. Trước đây, chính quyền xã chỉ đứng ra làm đơn vị trung gian cho hợp đồng sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp chứ không trực tiếp điều hành sản xuất. Còn HTX với nhiệm vụ quản lý sản xuất sẽ tập hợp các hộ dân cùng sản xuất lớn. HTX cũng đại diện cho các hộ cá thể hợp đồng sản xuất tiêu thụ với nhà máy… Như vậy, HTX được coi là “bà đỡ” cho kinh tế hộ gia đình sẽ là đơn vị phù hợp hơn.

 

* Theo ông, cần phải làm gì để tình trạng rớt tiêu chí 13 ở vùng miền núi được giải quyết triệt để?

 

- Trước mắt, các huyện miền núi cần nhanh chóng thành lập mới các HTX. Các xã đã thành lập HTX thì phải giao quyền và gắn HTX với hoạt động sản xuất của người dân. Các địa phương mạnh dạn giao các dịch vụ phục vụ như khuyến nông, thủy lợi nội đồng, quản lý chợ, cung cấp nước sinh hoạt… cho HTX quản lý. Trong quá trình hoạt động, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện để HTX được thụ hưởng các chính sách ưu đãi về vốn đầu tư, đất đai, nhân lực, tín dụng… để các HTX có nguồn nâng cao hoạt động của mình. Cùng với đó, xây dựng ở mỗi địa phương một mô hình HTX kiểu mới, để người dân thấy được hiệu quả của HTX trong hỗ trợ người dân làm kinh tế, từ đây xóa bỏ nhận thức về HTX kiểu cũ.

 

Hỗ trợ cho quá trình hoàn thành tiêu chí 13 ở các xã hiện nay có chính sách của Nhà nước gồm hỗ trợ 100% kinh phí thành lập mới HTX, vốn đầu tư hạ tầng cơ sở cho HTX được trích từ nguồn vốn NTM hàng năm. Đây chính là điều kiện căn bản để các địa phương miền núi bắt tay vào thành lập và nâng cao hoạt động cho các HTX.

 

Theo dự kiến, đầu tháng 4 tới, Sở NN-PTNT tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, trong đó có Liên minh HTX tỉnh khảo sát việc thực hiện tiêu chí 13 tại hai huyện miền núi xảy ra tình trạng rớt tiêu chí 13 là Sông Hinh, Sơn Hòa. Từ đây sẽ biết được nguyên nhân căn bản của từng xã để có giải pháp cụ thể hơn.

 

* Xin cảm ơn ông!

 

Do những thay đổi chỉ tiêu trong thực hiện tiêu chí 13 ở từng giai đoạn nên đã dẫn tới những cách hiểu khác nhau. Cụ thể, ở giai đoạn 2010-2015, theo Quyết định 58/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh Phú Yên thì tiêu chí 13 được gọi là hình thức tổ chức sản xuất và yêu cầu xã có HTX hoặc tổ hợp tác hoặc mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Còn ở giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí 13 gọi là tổ chức sản xuất, yêu cầu xã phải đảm bảo hai yêu cầu, đó là có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

 

Đến thời điểm này, một lần nữa tôi khẳng định, các xã muốn đạt tiêu chí 13 phải đảm bảo hai điều kiện cần và đủ là xã có HTX hoạt động theo Luật HTX 2012 và có mô hình liên kết sản xuất bền vững.

 

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lê Thanh Lam

 

MINH DUYÊN/baophuyen.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập951
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,895
  • Tổng lượt truy cập93,142,559
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây