Học tập đạo đức HCM

Chiến lược “hái vàng” từ gạo đặc sản của Thái Lan

Thứ hai - 14/08/2017 23:09
Có nguồn gốc từ một giống gạo dài hạt rất lâu đời ở Thái Lan, gạo Khao Hom Mali Thung Kula Rong-Hai nổi tiếng bởi chất lượng tốt với vị dẻo, thơm, hơi ngọt. Điều đáng nói hơn là Thái Lan đã biết cách để biến sản phẩm này thành “hạt vàng” cho kinh tế quốc dân.
Quá trình chọn lọc khắt khe
 
Gạo thơm Thái Lan nói chung thuộc 2 giống chính là Khao Dawk Mali 105 và RD15. Chúng có chung một nguồn gốc là giống thuần Hom Mali được trồng trên vùng đất cao nguyên ở Thái Lan và mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ.
 
Năm 1950-1951, Cục Lúa gạo Thái Lan ban hành một chỉ thị về việc phát triển các giống lúa để chọn ra những giống tốt nhất phục vụ sản xuất và tiêu thụ. Khi đó, một quan chức chính phủ có tên là Sunthorn SiHaNuen đã đến các địa phương vùng phía đông Thái Lan để thu thập các giống lúa đặc sản. Sau một thời gian tìm tòi, ông mang về Trạm nghiên cứu lúa Khoksamrong 199 bông lúa thuộc các giống khác nhau và các nhà khoa học bắt đầu tiến hành nhân giống để đánh giá, chọn lọc.
 
Năm 1957, dòng thuần của giống lúa Hom Mali được gửi đi trồng thử nghiệm tại nhiều khu vực ở Thái Lan. Kết quả cho thấy, giống lúa này phát triển tốt nhất ở khu vực đông bắc Thái Lan - nơi có điều kiện địa lý rất khác biệt so với những vùng khác trong cả nước: Đất cát, độ phì nhiêu thấp, hạn hán xảy ra vào đầu và giữa mùa trồng trọt, hứng chịu nhiều đợt lũ vào khoảng tháng 8, tháng 9.
 
Nông dân Thái Lan trên cánh đồng lúa Khao Hom Mali Thung Kula Rong-Hai. 
Ảnh: Thai Lan Shopping paradise
Đặc biệt, trong các giống Hom Mali, giống được đánh số 105 được đánh giá cao nhất về thẩm mỹ, mùi thơm và chất lượng cơm so với giống thuần. Năm 1959, Hom Mali số 105 đã được chứng nhận là giống lúa đạt yêu cầu và được đặt tên là Khao Dawk Mali 105.
 
Sau đó, Khao Dawk Mali 105 được dùng làm giống cha mẹ để lai chéo và được kích thích tạo đột biến bằng tia gamma để tạo ra giống RD15. Giống lúa này được trồng phổ biến ở phía bắc và đông bắc Thái Lan từ năm 1965.
 
Tuy nhiên, từ giống Hom Maili, người Khmer ở phía nam Thái Lan - nơi có cánh đồng Thung Kuala Rong-Hai - mới là những người trồng ra loại gạo jasmine Thái ngon tuyệt đỉnh, hình thành nên thương hiệu gạo thơm Khao Hom Mali Thung Kula Rong-Hai (gạo Thung Kula Rong-Hai) nổi tiếng thế giới.
 
 

Chiến lược nâng giá trị hạt gạo
 
Sau khi chọn và lai tạo được những giống gạo thơm ưng ý, Thái Lan đẩy mạnh việc trồng các giống này trên toàn quốc, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền trên toàn lãnh thổ Thái Lan, thậm chí cả trên các phương tiện truyền thông nước ngoài để bạn bè quốc tế biết đến.
 
Chính phủ Thái Lan cũng giao các cơ quan chức năng thực hiện nhiều dự án có liên quan tới việc nâng cao sản lượng, chất lượng gạo thơm Thung Kula Rong-Hai trên thị trường quốc tế, cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng và nâng cấp thị trường lúa gạo thơm.
 
Nhận thức được vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao giá trị gạo thơm jasmine Thái cũng như để hoàn thành được các nhiệm vụ về mở rộng thị trường, năm 2008, Thái Lan thành lập Cơ quan chỉ dẫn địa lý Thung Kula Rong-Hai thuộc Hiệp hội Thương mại lúa gạo Thai Hom Mali.
 
Một trong những bước đi có tính chiến lược của cơ quan này là đăng ký chỉ dẫn địa lý cho gạo Thái jasmine tại thị trường châu Âu từ năm 2008 và tới 2013 thì được chấp thuận. Theo bà Pajchima Thanasanti - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan, thuộc Bộ Công Thương Thái Lan, gạo Thung Kula Rong-Hai là loại gạo đầu tiên ở ASEAN đăng ký chỉ dẫn địa lý ở các nước châu Âu.
 
“Việc đăng ký và bảo hộ loại gạo thơm Thung Kula Rang-Hai của Thái Lan dưới dạng một sản phẩm chỉ dẫn địa lý ở châu Âu sẽ cho phép gạo Thái sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm của mình. Điều này sẽ có ích cho việc xây dựng lòng tin với khách hàng châu Âu, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thu nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu cho gạo thơm Thung Kula Rang-Hai trong khi nâng tầm sản phẩm này trên thị trường quốc tế” - bà Pajchima Thanasanti nói.
 
Chính nhờ những việc làm có tính toán này mà doanh thu gạo thơm đem về cho Thái Lan rất lớn. Tính tới năm 2011, giá trị xuất khẩu gạo thơm chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của ngành gạo, vào khoảng 2,09 tỷ USD.

Theo Tấn An/ KHPT
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập499
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm497
  • Hôm nay35,340
  • Tháng hiện tại213,907
  • Tổng lượt truy cập90,277,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây