Học tập đạo đức HCM

Chọn tạo, sản xuất nhiều giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ bảy - 25/02/2017 10:16
Sản lượng lúa cao là nhờ sự đóng góp của công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất và nhân giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu.


Kiên Giang dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa gạo. Ảnh: TTXVN

Năm 2016, thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn, nắng nóng gay gắt kéo dài, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng và dịch bệnh phát triển mạnh, tỉnh Kiên Giang vẫn đạt sản lượng hơn 4 triệu tấn lúa. 

Năm 2016 giống lúa GKG 9 của Trung tâm Giống nông, ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang được Cục Trồng trọt ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới được phép sản xuất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Trung tâm Giống nông, ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long chọn tạo, khảo nghiệm và được Cục trồng trọt cho phép trồng thử 3 giống lúa mới gồm: OM 9915, OM 9916 và OM 9921; trình lên Hội đồng công nhận giống lúa mới được Cục Trồng trọt cho phép sản xuất lúa giống thử đối với các giống GKG 5, GKG 24. Đơn vị còn chọn được một giống lúa mới GKG 29 gửi đi khảo nghiệm cấp quốc gia. 

Cùng với việc chọn tạo giống lúa mới khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, Trung tâm Giống nông, ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chương trình sản xuất lúa giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng.

Kết quả kiểm định, kiểm nghiệm được hơn 23 tấn giống siêu nguyên chủng đưa vào sản xuất vụ Hè Thu năm 2016 và vụ Đông Xuân 2016 - 2017. Với việc sản xuất giống lúa cấp nguyên chủng, trong năm 2016, Trung tâm giống Nông ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang đã sản xuất được gần 340 ha, gồm các giống lúa có năng suất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chống chịu sâu bệnh khá và thích nghi với điều kiện sinh thái ở địa phương như GKG1, GKG 9, OM 2517, OM 4900, OM 5451, OM 5954, OM 6976, OM 7347 và giống lúa thơm Jasmine 85.

Nhận xét giống lúa chịu mặn được đưa về sản xuất tại địa phương, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết: Vụ lúa mùa 2016 – 2017, Phòng phối hợp với Trung tâm Giống nông, ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang triển khai giống lúa chịu mặn GKG 1.

Qua đó cho thấy, giống lúa này thích nghi với vùng đất trồng lúa trên diện tích nuôi tôm, đặc biệt là có tính năng chống chịu một số sâu bệnh và năng suất cao hơn các loại giống khác. Vụ lúa tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh tiếp tục khuyến cáo nông dân sử dụng giống GKG 1 trên nền đất nuôi tôm. 

Thực hiện chủ trương nâng cao lúa gạo, nâng cao tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đồng thời giúp nông dân có điều kiện trao đổi, sử dụng giống có hiệu quả, năm 2016, Trung tâm Giống nông, ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang đã triển khai chương trình nhân lúa giống cấp xác nhận tại các huyện trong tỉnh trong vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân trên diện tích hơn 3.800 ha, năng suất trung bình từ 5,98 – 6,82 tấn/ha và đạt sản lượng giống khoảng 25.000 tấn. Với lượng giống này cung cấp cho bà con sản xuất ở các địa phương trên 200.000 ha. 

Nói về hiệu quả nhân giống lúa mới ở gia đình, ông Nguyễn Văn Ngộ, ngụ xã Bình An, huyện Châu Thành cho biết, trước gieo sạ vụ lúa mới, Trung tâm giống Nông ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang đưa về giống lúa OM 2517, Om 5451, GKG 5, các loại giống này rất thích nghi với vùng đất còn nhiễm phèn và mặn. Bên cạnh đó, ngâm ủ mầm lên rất đồng đều, hạn chế sâu bệnh, năng suất cao hơn giống thường từ 200 – 300kg/ha. 

Thông qua chương trình nhân giống lúa cấp xác nhận của Trung tâm giống Nông ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang, nông dân ở các địa phương trong tỉnh được nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, sản xuất giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từng bước hình thành được tập quán sản xuất lúa ở gia đình, mà hiệu quả sản xuất cao hơn . 

Nói về công tác chọn tạo, sản xuất giống lúa mới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong năm 2017, tiến sĩ Nguyễn Trung Tiền, Giám đốc Trung tâm giống Nông ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang cho biết: Trung tâm đang thực hiện đề tài nghiên cứu chọn được giống chịu mặn cao, dự kiến cuối năm 2017 sẽ có từ 1-2 giống có khả năng chịu mặn tốt, đồng thời đạt chất lượng tốt có khả năng xuất khẩu.

Trong năm 2017, Trung tâm sẽ thông qua hội đồng công nhận giống của Cục trồng trọt để công nhận ít nhất là 3 giống mới để đưa ra sản xuất. Trong sản xuất giống,

Trung tâm đảm bảo giống ba cấp, gồm siêu nguyên chủng, nguyên chủng và cấp xác nhận. Trung tâm cũng dự kiến khảo nghiệm cơ bản khoảng 4 bộ giống với 100 giống; 100 giống này, Trung tâm sẽ chọn ra khoảng 10 - 12 giống để khảo nghiệm sản xuất. Năm 2017, Trung tâm dự kiến tiến hành nhân giống khoảng 3.615 ha, sản lượng đạt được khoảng hơn 18.000 tấn giống. 

Những kết quả đạt được trong nghiên cứu, khảo nghiệm, lai tạo, tuyển chọn giống lúa mới trong năm 2016 của Trung tâm giống Nông ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang không chỉ giúp nông dân sản xuất gia tăng lợi nhuận, chuyển đổi có hiệu quả cơ cấu giống lúa chất lượng cao trong vùng phèn, mặn đáp ứng cho nhu cầu thu mua, chế biến xuất khẩu lương thực của các doanh nghiệp trong tỉnh, mà còn góp phần làm phong phú, đa dạng cơ cấu giống lúa chất lượng cao, thíc ứng với biến đổi khí hậu trên các vùng sinh thái của tỉnh Kiên Giang./.

Theo Lê Sen/TTXVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay69,612
  • Tháng hiện tại900,339
  • Tổng lượt truy cập92,074,068
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây