Học tập đạo đức HCM

Chuỗi chăn nuôi Hà Nội lan tỏa mạnh mẽ

Thứ sáu - 27/04/2018 09:43
Từ năm 2016 - 2017, ngành nông nghiệp Hà Nội đã quy hoạch, xây dựng được hàng chục chuỗi chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó rất nhiều chuỗi đã vận hành bài bản, quy củ, hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi tới tư duy của cả người sản xuất và tiêu dùng.

Tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện dự án “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”.

13-44-46_20180424_103519
Lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Nội thừa ủy quyền trao Bằng khen của TP Hà Nội các chuỗi chăn nuôi hoạt động hiệu quả (ảnh: NH)

Sau 2 năm triển khai, dự án đạt và vượt mục tiêu đề ra, tạo ra sức lan tỏa rộng, đồng thời mở ra hướng phát triển kinh tế mới hiệu quả. Với nhiệm vụ vai trò được Sở NN-PTNT và TP. Hà Nội giao phó trong xây dựng hỗ trợ các chuỗi chăn nuôi, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội trong những năm qua tập trung tư vấn tối đa cho các doanh nghiệp, HTX, trang trại chăn nuôi xây dựng hệ thống liên kết, trang trại vệ tinh, quy trình vận hành, giết mổ, chế biến, tiêu thụ đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với phát triển nhãn hiệu, thương hiệu.

Trong số hệ thống chuỗi được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tư vấn, hỗ trợ, hiện nhiều chuỗi đang hoạt động khá hiệu quả, như chuỗi thực phẩm AZ của HTX Hoàng Long; chuỗi thực phẩm Tiên Viên của Cty CP Tiên Viên; chuỗi trứng gà 729 của Cty TNHH Chăn nuôi và trồng trọt Phú An; chuỗi thịt lợn hữu cơ Bảo Châu; chuỗi Organic Green; chuỗi thực phẩm 3F…

Đặc biệt, ngành nông nghiệp Hà Nội đã chuẩn hóa được quy trình chăn nuôi và quy chế quản lý cho 11 chuỗi. Trong đó đã phát triển ổn định 9 mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi của các chuỗi gồm: Gà đồi Ba Vì; Gà đồi Sóc Sơn; Gà Mía Sơn Tây; Thịt lợn sinh học Quốc Oai; Sữa Ba Vì… 9 chuỗi tiêu biểu này hiện đã hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KHCN cấp bằng bảo hộ.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Huy Đăng nhấn mạnh, định hướng chăn nuôi Hà Nội thời gian tới tiếp tục tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo 3 nội dung gồm: Cơ cấu giống vật nuôi, phương thức chăn nuôi và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng.

Ông Đăng đề nghị Trung tâm Phát triển chăn nuôi cần tập trung phát triển ngành chăn nuôi theo quy hoạch của Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hương nâng cao chuỗi giá trị thương hiệu đi kèm với chất lượng.

Bên cạnh đó, cần gắn công tác phát triển chăn nuôi với xây dựng nông thôn mới. Phải xác định rõ phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để tạo ra số lượng hàng hóa lớn với chất lượng ổn định, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tới môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng chuỗi, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm an toàn, sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc.

Về phía Bộ NN-PTNT, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân chia sẻ, khác với TP.HCM, Hà Nội có nhiều thành công trong phát triển chăn nuôi, với thị trường tiêu thụ lớn có thể mở rộng sản xuất, trong đó tập trung phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

13-44-46_20180424_085045
Khách hàng tham quan gian hàng của các chuỗi chăn nuôi an toàn thực phẩm của Hà Nội (ảnh: NH)

Trong thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin dịch vụ công trực tuyến vào quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tuyên truyền cho người dân về sử dụng thực phẩm an toàn. Đặc biệt, phải xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử về ngành nông nghiệp Hà Nội

Bên cạnh đó, thành phồ cần rà soát lại việc xây dựng các thể chế, có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi cũng như tính toán một cách tổng thể để phát triển có quy hoạch tránh manh mún nhỏ lẻ.

Một nhiệm vụ trong tâm xuyên suốt, theo ông Hoàng Thanh Vân phải được duy trì thường xuyên là các sở ngành của Hà Nội cần phối hợp thặt chặt chẽ, hiệu quả trong công tác thanh, tra kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tác giả bài viết: NGUYÊN HUÂN - MINH PHÚC

Nguồn tin: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay18,290
  • Tháng hiện tại121,869
  • Tổng lượt truy cập101,881,412
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây