Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao hiệu quả tăng gấp 2 lần

Thứ năm - 26/04/2018 22:02
Nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao năng suất cao gấp 2 – 3 lần so với nuôi tôm thâm canh trên ao đất và có thể nuôi được 4 vụ/năm.

Nông dân trong tỉnh Trà Vinh đang đua nhau đầu tư mở rộng diện tích mô hình nuôi tôm “siêu thâm canh công nghệ cao”. Đây là mô hình mới và cho hiệu quả kinh tế rất cao trong vụ nuôi vừa qua tại địa phương này.

Ông Lê Văn Hậu ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải cho biết, gia đình có gần 20 năm nuôi tôm nhưng thường xuyên bị lỗ. Bước sang năm 2018, ông quyết định đầu tư 1 ao nuôi rộng 1.500 mét vuông theo mô hình siêu thâm canh.

Với 250.000 con tôm thẻ giống, cuối vụ ông Hậu thu hoạch được hơn 7 tấn tôm thương phẩm, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi hơn 400 triệu đồng. Với kết quả này, ông Hậu tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 1 ao nữa trong vụ tới.

“Gia đình nuôi tôm trong diện tích ao 1.500 mét vuông, nếu tính trên đầu tấn sản lượng tăng 4-5 lần so với nuôi trên ao đất và ít rủi ro hơn. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, người nuôi có thể kiểm soát được nước, nước qua ao lắng rồi mới cho vào ao nuôi. Ngoài ra, nuôi theo mô hình này, mỗi kg tôm có giá cao hơn 2.000 đồng so với tôm nuôi trên ao đất”, ông Hậu cho biết.

 

nuoi tom sieu tham canh cong nghe cao hieu qua tang gap 2 lan hinh 1
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại Trà Vinh.
Còn ông Nguyễn Văn Bảy, người cùng địa phương với ông Hậu - cũng là người có hơn chục năm nuôi tôm, nhưng trước đây chủ yếu nuôi quản canh vì sợ rủi ro. Khi được tham quan mô hình nuôi tôm siêu thâm canh - công nghệ cao của Sở NN&PTNT thí điểm, ông Bảy rất tâm đắc. Nhất là kết quả thu được qua 2 vụ nuôi của các hộ cùng địa phương, ông Bảy càng tin tưởng vào mô hình này.

 

Tuy nhiên theo ông Bảy, do vốn đầu tư ban đầu khá cao, gần 300 triệu đồng nên ông chỉ đủ khả năng đầu tư được 1 ao nuôi rộng hơn 1.000 mét vuông mặt nước. “Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh - công nghệ cao trong 1 ao sản lượng có thể đạt 7 tấn tôm. Mô hình nuôi tôm này có quy trình cẩn thận, xử lý nước rất tốt nên đạt hiệu quả rất cao”, ông Bảy cho biết.

Theo ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, bình quân để xây dựng 1 ha ao nuôi tôm thẻ siêu thâm canh cần khoảng 3 tỷ đồng. Trong quá trình nuôi, việc cho tôm ăn được thực hiện bằng máy để tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu trong nước, gây ô nhiễm đáy ao.

Do đó, khi nuôi theo mô hình này, tôm phát triển đồng đều, năng suất cao gấp 2 – 3 lần so với nuôi tôm thâm canh trên ao đất và có thể nuôi được 4 vụ/năm. Theo đó địa phương đang khuyến khích người dân áp dụng mô hình này. 

“Đối với mô hình thâm canh - công nghệ cao, tôm ít xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi. Theo số liệu Sở thống kê được, có đến 95% diện tích nuôi vừa qua đạt hiệu quả. Từ kết quả này, Sở xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật và khuyến khích bà con nông dân nuôi tôm theo hình thức này trên toàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2018 diện tích ao nuôi sẽ tăng lên rất nhanh”, ông Truyền khẳng định.

Hiện toàn tỉnh Trà Vinh có hơn 250 ha mặt nước nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh - công nghệ cao. Dự kiến, diện tích này sẽ tăng lên khoảng 1.000 ha trong năm nay, địa phương nuôi nhiều nhất là Thị xã Duyên Hải.

Tuy nhiên, do phát triển nóng, hệ thống hạ tầng không đáp ứng kịp nhu cầu, trong khi quy chuẩn xả thải cụ thể dành cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa có, nên gần đây xuất hiện nhiều trường hợp gây ảnh hưởng môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thị xã Duyên Hải cho biết, địa phương cũng tuyên truyền người dân nuôi tôm cũng phải đảm bảo môi trường, tiến hành kiểm tra thường xuyên. “Trước mắt, Thị xã có văn bản cho bà con cam kết, và chỉ đạo các xã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, nếu tác động mội trường vượt quá ngưỡng quy định phải xử lý”, ông Hiếu nói.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh thực hiện ở Trà Vinh rất có triển vọng, tôm thương phẩm sạch, đáp ứng được điều kiện của các nước nhập khẩu hiện nay. Mặc dù vậy, vấn đề đặt ra là địa phương cần quy hoạch cụ thể, đầu tư hạ tầng phù hợp, tránh phát triển nóng vượt tầm kiểm soát để rồi môi trường xuống cấp, dịch bệnh tràn lan và người nuôi lại thua lỗ như trước đây./.


Theo Sa Oanh/ VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập565
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại849,253
  • Tổng lượt truy cập92,022,982
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây