Học tập đạo đức HCM

Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam 2015”: Hội nhập - nóng lên và vang vọng

Thứ bảy - 17/10/2015 07:59
So với 2 lần tổ chức trước đó vào năm 2013, 2014, bên cạnh ý nghĩa tôn vinh “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2015” được nói đến nhiều với câu chuyện về nông dân và hội nhập. Hai từ “hội nhập” nóng hôi hổi trong các sự kiện chính thức và cả bên lề của chương trình.

Trong 63 gương mặt “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” về thủ đô dự hội vui năm nay, bên cạnh niềm tự hào, không ít người mang theo nỗi lo: Làm thế nào để người nông dân vượt qua thách thức, tiếp tục đạt được thành công trong sản xuất kinh doanh khi Việt Nam hội nhập thị trường chung ASEAN cũng như chính thức bước vào “sân chơi” Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Chuyện hội nhập trên bàn ăn

Không phải ngẫu nhiên mà trong mọi hoạt động chung của chương trình, những nông dân xuất sắc 2015 ở lĩnh vực chăn nuôi lại dễ gần nhau đến như vậy. Bà Trần Thị Nhường (Thái Bình) thổ lộ: “Gia đình tôi chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô tương đối lớn ở địa phương. Không lo sao được khi báo chí, truyền hình liên tục dự báo chăn nuôi là lĩnh vực cạnh tranh yếu nhất của Việt Nam khi hội nhập. Những hộ chăn nuôi như tôi phải làm gì để vượt qua thách thức của hội nhập?”.

Tuy chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng, nhưng những nhà nông chăn nuôi giỏi đều cùng một ý hướng là muốn tiếp tục thành công trong hội nhập thì phải áp dụng công nghệ về giống, quy trình chăn nuôi, liên kết giữa các hộ chăn nuôi và liên kết giữa nhóm hộ chăn nuôi với doanh nghiệp. “Nếu liên kết được những người chăn nuôi gia cầm và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ chăn nuôi cho đến chế biến, tiêu thụ, thì tôi hăng hái tham gia đầu tiên…” - ông Lê Quang Minh - chủ trang trại nuôi gà phòng lạnh ở Bình Dương nói.

Bên cạnh những nhà nông giỏi vẫn đang băn khoăn với “hội nhập”, cũng có người đã tìm được hướng đi mới qua trao đổi với các điển hình xuất sắc đến từ tỉnh khác. Ngay trong bữa ăn trưa ngày 13.10, anh Phạm Đình Dừa (Hải Dương) chia sẻ: “Tôi nuôi gà chọi lai Lương phượng. Giống gà này có thị trường riêng, không bị áp lực cạnh tranh gay gắt với gà công nghiệp nói chung. Hơn nữa sắp tới tôi sẽ học hỏi, áp dụng công nghệ lọc “giới tính” gà giống - nghĩa là làm được gà giống hoàn toàn là trống hoặc mái theo ý muốn…”.

Nghe anh Dừa chia sẻ, ai đó đã buột miệng nói về một khái niệm chuyên môn: “Phát triển thị trường ngách”. “Thị trường ngách” qua câu chuyện của anh Dừa đã gợi mở cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi thêm hướng phát triển khác, chọn thế mạnh để không đối đầu với ngành chăn nuôi quá mạnh của các nước TPP.

Mẫu hình nông dân mới có sức lan tỏa mạnh 

Câu chuyện hội nhập của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” không chỉ hướng nông sản Việt ra thị trường quốc tế mà còn quay về thị trường nội địa. Qua nhiều cuộc trao đổi với nhiều nông dân đến từ các tỉnh, thành khác, anh Phạm Văn Tân (Quảng Ninh) luôn cho rằng, mỗi nông dân phải biết phân tích, tận dụng thị trường trong nước. “Tôi đã kết nối với anh Thế, nông dân Việt Nam xuất sắc của tỉnh Hưng Yên và sẽ lấy giống nhãn muộn của anh ấy về trồng trên đất Cẩm Phả. Nhãn chín muộn có thể tiêu thụ tốt, giá bán ngang ngửa so với giá xuất khẩu sang Mỹ, nhưng chi phí lại giảm bởi Quảng Ninh phát triển mạnh về dịch vụ, du lịch, sức tiêu thụ lớn - nhất là các sản phẩm đặc sản.

Câu chuyện nông dân thời kỳ hội nhập qua các sự kiện của Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2015” còn thể hiện như là mối bận tâm, trăn trở thường trực của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Trung ương Hội NDVN.

Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường dù rất mừng và phấn khởi khi cảm nhận được những “tố chất” cần phải có của hình mẫu người nông dân mới qua các điển hình “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, nhưng ông vẫn lo lắng và chỉ ra những trở ngại của nông nghiệp, nông thôn nước ta trong hội nhập. Đó là 4 khó khăn: Sự kết nối giữa công nghiệp với nông nghiệp, sự liên thông thị trường nông thôn với thị trường đô thị, vốn đầu tư với yêu cầu phát triển và giải quyết môi trường nông thôn; 3 điểm nghẽn là: Yếu tố khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng kỹ thuật; 2 mâu thuẫn là: Sản xuất nhỏ - thị trường lớn và hiệu quả thấp – rủi ro cao.

Câu chuyện “nông dân và hội nhập” một lần nữa lại được đề cập đến trong buổi lãnh đạo Nhà nước tiếp Đoàn đại biểu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” tại Phủ Chủ tịch. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: “Hội NDVN phải tập huấn thông tin, giúp nông dân hiểu về hội nhập, vượt qua thách thức của hội nhập”.

Trong đêm vinh danh 14.10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định rằng hội nhập thì nông sản của Việt Nam phải cạnh tranh và phải cạnh tranh được với nông sản của các nước trong khu vực và thế giới. “Nếu nông dân Việt Nam không tự mình đứng được, không hội nhập quốc tế được thì đất nước sẽ “thua”. Muốn cạnh tranh, hội nhập được thì nông dân phải được đào tạo và trưởng thành. Công nghiệp hóa, công nghệ cao phải vào được nông nghiệp…”- Chủ tịch Quốc hội gợi mở.

 " Để vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nghề nông phải chuyên nghiệp, sản xuất nông nghiệp phải “đột phá” vào 2 khâu trọng yếu là: Tiếp nhận, ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu thụ nông sản có hợp đồng. Trong quá trình đó, người nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Và vai trò của Hội Nông dân được xác định là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới”. 
Ông Nguyễn Quốc Cường – Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN

Theo Dân Việt
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập599
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại776,632
  • Tổng lượt truy cập93,154,296
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây