Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh thực hiện KL 61: Mở lối đi cho tam nông

Thứ hai - 19/10/2015 03:22
Bài học kinh nghiệm của Hà Tĩnh để thực hiện Kết luận 61 là, quán triệt sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ của đề án trong cấp ủy, chính quyền các cấp, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, hội viên, nhất là người đứng đầu về vai trò của nông dân và tổ chức Hội Nông dân trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện với các yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và có kiêm tra, giám sát thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời.
ảnh minh họa


Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 01-KH/BCDTW (ĐA 61) của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 Trung ương, Quyết định 673 của Thủ Tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã quán triệt đầy đủ nội dung, yêu cầu đến tận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên gắn với việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
 
Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 436-KH/UB chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thành, thị ban hành các cơ chế, chính sách, đồng thời ký kết nội dung, chương trình phối hợp với Hội Nông dân về việc Hội Nông dân tỉnh trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020.
 
UBND tỉnh phê duyệt “Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân”, ra quyết định thành lập quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh phân nguồn bổ sung quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh với số tiền 2 tỉ đồng/năm. Có 4 huyện thành lập được quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, các huyện, thành, thị đang tiến hành các bước để thành lập quỹ cấp huyện, tổng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân trong tỉnh là 15,28 tỉ đồng, với doanh số cho vay trong 5 năm là 28 tỉ đồng, cho 1920 lượt hộ vay.
 
Thông qua việc cho vay Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng được 343 HTX và 874 THT,  góp phần xây dựng được 7.500 mô hình có thu nhập từ một trăm triệu trở lên. Đây cũng là nguồn lực quan trọng góp phần tăng số hộ sản xuất kinh doanh giỏi lên 83.800 hộ và giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 7,4%.
 
Hội Nông dân tỉnh đã chủ động ký kết chương trình phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư nông nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Nhận ủy thác từ Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH tổng số vốn  là 2.636 tỷ đồng, (trong đó: Ngân hàng NN&PTNT 1.377 tỷ đồng, Ngân hàng CSXH 1.259 tỷ đồng), với 85.350 hộ nông dân vay phát triển sản xuất. Phối hợp với Tổng Công ty Khoáng sản thương mại Hà Tĩnh xây dựng 65 THT sản xuất theo chuổi giá trị, doanh nghiệp cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân, HND cho vay hoặc bảo lãnh cho vay vốn, dạy nghề chuyển giao KHKT.
 
Việc liên kết giữa Hội và Doanh nghiệp đã góp phần giúp Nông dân giải quyết các vấn đề cơ bản trong sản xuất đó là “Vốn, kỷ thuật và đầu ra cho sản phẩm” như: Chương trình chăn nuôi bò theo THT quy mô mỗi hộ 5 - 20 con, chăn nuôi lợn quy mô mỗi hộ 20 - 50 con, trồng rau củ quả công nghệ cao; triển khai chương trình chăn nuôi bò chất lượng cao tại 126 xã, phường, thị trấn và đã phối tinh được trên 2.500 con ngoại chất lượng cao; cung ứng 20.000 con lợn giống siêu nạc cho các tổ hợp tác chăn nuôi lợn liên kết theo chuổi; cung ứng trên 50.000 tấn thức ăn gia súc.
 
Hằng năm các cấp Hội liên kết với các doanh nghiệp cung ứng 8.600 tấn phân bón trả chậm các loại cho nông dân, cung ứng 23.000 cây, 16.000 con giống, 1800 máy cày các loại của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam.
 
 UBND tỉnh cấp 1,5 tỷ để Hội trực tiếp xây dựng mô hình phát triển kinh tế theo chuổi giá trị, hướng vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh như chăn nuôi lợn, bò liên kết, trồng rau, củ an toàn; xây dựng 11 mô hình giảm nghèo bền vững ở vùng đặc biệt khó khăn.
 
 Trung tâm DN&HTND trực thuộc Hội Nông dân tỉnh được đầu tư giai đoạn một số vốn 9 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2009, đến nay có 22 cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng, thời gian vừa qua đã hoạt động có hiệu quả, Tỉnh đã sát nhập trung tâm dạy nghề của Hội Phụ nữ vào trung tâm DN & HTND, là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện tự chủ theo Nghị định 43 của Chính phủ.
 
Hàng năm đã trực tiếp đào tạo cấp chứng chỉ cho khoảng 30 lớp với 890 học viên theo chương trình 1956, phối hợp đào tạo nghề cho 3.510 học viên. Trung tâm đã phối hợp với Trương trung cấp nghề TW Hội mở 4 lớp Trung cấp nghề thú y cho 240 học viên, gắn việc dạy nghề với xây dựng các THT, HTX sản xuất theo chuổi sản phẩm, sau khoá học có sản phẩm, mô hình cụ thể, sau học nghề học viên có việc làm, tăng thu nhập từ nghề đã học.
 
Hiện nay trung tâm đang triển khai 80 lớp bồi dưỡng cho nông dân các kỹ năng về hạch toán giá thành sản phẩm, kỹ năng thương thảo hợp đồng, kỹ năng hạch toán kinh tế hộ, ký năng điều hành quản lý tổ hợp tác, HTX….
 
Để thực hiện dự án mở rộng và nâng cấp Trung tâm Dạy nghề &HTND, UBND tỉnh cho mở rộng khuôn viên đạt quy định, cấp kinh phí 4,5 tỷ đồng vốn đối ứng để hỗ trợ giải phóng mặt bằng đầu tư mở rộng khuôn viên, xây dựng xưởng thực hành và mua sắm trang thiết bị dạy nghề.
 
Bài học kinh nghiệm của Hà Tĩnh để thực hiện Kết luận 61 là, quán triệt sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ của đề án trong cấp ủy, chính quyền các cấp, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, hội viên, nhất là người đứng đầu về vai trò của nông dân và tổ chức Hội Nông dân trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện với các yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và có kiêm tra, giám sát thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời.
 
Thứ hai là vai trò tham mưu của Hội Nông dân các cấp có tính quyết định đến kết quả thực hiện.
 
Thứ ba là cần lồng ghép việc thực hiện kết luận 61 trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, nhất là việc thực hiện Nghi quyết TW 7 khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện đề án.
 
Thứ tư là tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đề án.
Theo hoinongdan
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay31,930
  • Tháng hiện tại838,961
  • Tổng lượt truy cập88,194,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây