Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn vụ hè thu

Chủ nhật - 07/05/2017 10:55
Vụ hè thu - mùa năm nay được dự báo diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhất là tình hình hạn hán có khả năng xảy ra trên diện rộng. Vì thế, ngay từ bây giờ, các địa phương cần xây dựng kế hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, đặt yêu cầu sản xuất an toàn lên hàng đầu.

Hệ thống Thuỷ lợi Nam cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho địa bàn rộng lớn gồm các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và TP. Vinh. Tín hiệu đáng mừng khi đến thời điểm hiện tại, 90% số hồ lớn trên địa bàn vẫn đang có mực nước từ 65 - 70% dung tích thiết kế. 

'p Trồng bí trên đất lúa cho hiệu quả cao ở xã Hương Sơn (Tân Kỳ). Ảnh: Phương Thảo (Đài Tân Kỳ)'
Trồng bí trên đất lúa cho hiệu quả cao ở xã Hương Sơn (Tân Kỳ). Ảnh: Phương Thảo (Đài Tân Kỳ)

Tuy nhiên, theo ông Thái Văn Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam, thì điều đáng ngại hiện nay, đó là mực nước sông Lam đã xuống rất thấp, gây khó khăn cho vùng lấy nước tưới qua cống Nam Đàn (gồm các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và TP. Vinh). Chỉ qua một đợt bơm tưới phục vụ lúa vụ xuân trổ, mực nước tại bara Nam Đàn và bara Nghi Quang đã giảm mạnh. Khi nước xuống, tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn rất dễ xảy ra, nhất là vùng cuối kênh và vùng cao cưỡng.

Trong khi các công trình được thi công và nâng cấp đã lâu, dù hàng năm đã gia trét thủ công để ngăn mặn nhưng khi mực nước đồng không có, nước triều lên, mặn xâm nhập là khả năng rất lớn. Bên cạnh đó, tình trạng người dân bơm nước vào để phục vụ nuôi trồng thuỷ sản trong vùng trồng lúa dễ làm mặn xâm nhập cũng là thực tế rất khó quản lý hiện nay.  85% diện tích tưới của hệ thống sử dụng trạm bơm, việc bơm tưới cho các vùng cuối nguồn rất khó khăn. Dù năm nào đơn vị cũng xây dựng phương án chống hạn chi tiết đến từng vùng, từng thời kỳ, diện tích… nhưng thực tế năm nào cũng bị hạn, nhất là các huyện vùng cuối nguồn.

Thi công hồ Khe Quánh, xã Nghi Yên (Nghi Lộc).
Thi công hồ Khe Quánh, xã Nghi Yên (Nghi Lộc). Ảnh: P.H

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc - ông Nguyễn Đức Thọ lo lắng: “Nếu việc điều tiết nguồn nước ngọt cho Nghi Lộc không đáp ứng yêu cầu thì gần 1.000 ha lúa hè thu sẽ rất dễ bị nhiễm mặn do lượng nước qua bara Nam Đàn về không đủ”.

Trong khi đó, công trình bara Nghi Quang cũng xuống cấp trầm trọng, mặt cầu, dầm vừa không đảm bảo lưu thông, vừa không đảm bảo yêu cầu phòng, chống bão lụt. Hệ thống kênh cấp 1 của Thuỷ lợi Nam đang còn nhiều kênh đất, kênh mương đã được bê tông hoá thì cũng đã qua thời gian dài, chủ yếu sử dụng đá hộc, hạn chế trong tiêu cấp nước. Hồ Khe Làng (xã Nghi Kiều) đã được đầu tư sửa chữa, hệ thống cống đã hoàn thành nhưng nước bị rò rỉ rất lớn.

Theo nhận định của ngành Khí tượng thủy văn, những tháng còn lại của năm 2017 mùa mưa đến muộn, nên lượng mưa có khả năng thiếu hụt đầu vụ, trong mùa mưa thì mưa lớn cục bộ có tần suất xuất hiện cao, mưa bão không theo quy luật, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất. Trong khi đó, nguồn nước tại một số hồ chứa nhỏ điều tiết năm, nếu thời gian tới không có mưa, nắng nóng và gió Tây Nam xuất hiện sớm, thì hạn hán sẽ xảy ra trên diện rộng.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT - ông Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết: Nhằm đối phó với những khả năng ảnh hưởng sản xuất hè thu - mùa, Nghệ An chủ trương trên cơ sở điều kiện sản xuất cụ thể từng vùng để bố trí cơ cấu giống, cây trồng, thời vụ hợp lý, đảm bảo sản xuất an toàn và hiệu quả, trong đó đặt mục tiêu an toàn lên trên hết. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ ở những vùng khó khăn do hạn hán để đảm bảo an toàn, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. 

Vụ hè thu năm 2016, nhiều diện tích ở xã Tây Thành (Yên Thành) không gieo cấy được vì hạn hán. Ảnh: P.H
Vụ hè thu năm 2016, nhiều diện tích ở xã Tây Thành (Yên Thành) không gieo cấy được vì hạn hán. Ảnh: P.H

Trước tình hình đó, các địa phương cần rà soát, đánh giá lại nguồn nước trên các hồ đập cũng như diện tích trồng lúa kém hiệu quả của từng vùng để có phương án chuyển đổi hiệu quả. Dự kiến toàn tỉnh sẽ có trên 2.414 ha chuyển sang cây trồng khác. 

Với chỉ tiêu sản xuất lương thực năm 2017 là 1.217.300 tấn, vụ hè thu - mùa toàn tỉnh phấn đấu đạt 462.800 tấn; sẽ cơ cấu gieo cấy 94.000 ha lúa gồm 55.000 ha lúa hè thu và 39.000 ha lúa mùa. Xác định sản xuất hè thu không có thời gian bắt đầu mà chỉ có thời điểm kết thúc, nên thời vụ gieo cấy “càng sớm càng tốt”, xem xét thời điểm thu hoạch lúa xuân cũng như khả năng phân phối nước để làm đất ruộng cấy và thời điểm ra mạ chính xác. 

Vụ xuân năm nay theo nhận định của ngành chuyên môn, khoảng 2/3 diện tích (60.000 ha) sẽ trổ trước 30/4 và thu hoạch trước 30/5, nên thời gian cho sản xuất hè thu khá thoải mái. Các địa phương cần tận dụng được lợi thế này, ngoài 20.000 ha chạy lụt (tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành…) phải gieo cấy giống ngắn ngày để thu hoạch trước ngày 30/8, còn lại những vùng ít ngập lụt, có thể đưa các giống dài ngày, tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt vào sử dụng để nâng cao giá trị thu nhập. 

Tác giả bài viết: Phú Hương

Nguồn tin: baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay28,089
  • Tháng hiện tại936,179
  • Tổng lượt truy cập92,109,908
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây