Học tập đạo đức HCM

Cường quốc nông sản mà chỉ có lèo tèo vài thương hiệu?

Thứ bảy - 06/05/2017 10:26
“Xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia không chỉ dừng lại ở quyền lợi của doanh nghiệp hay nông dân, mà đây còn là quyền lợi và cạnh tranh riêng cho nông sản Việt và là vấn đề chiến lược không chỉ phải giải quyết trong thời gian ngắn hạn mà mang tính dài hạn” - ông Trần Văn Khởi – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh.

Nông sản Việt “lệ thuộc” thương hiệu thế giới

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi gắn với xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa” vừa được  Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Quảng Nam tổ chức, ông Trần Văn Khởi cho biết: Thời gian qua, Việt Nam vẫn duy trì vị thế là cường quốc về xuất khẩu nông sản với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015. Trong đó, có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, như: Gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu...

Tuy nhiên, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới hiện rất khiêm tốn. Cả nước mới chỉ có vài sản phẩm được công nhận dưới dạng đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo số liệu thống kê, trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, thì chỉ có khoảng 15% là của doanh nghiệp trong nước, còn lại hơn 80% hàng nông sản của nước ta bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Ngay tại thị trường trong nước cũng có 80% lượng nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu…

 cuong quoc nong san ma chi co leo teo vai thuong hieu? hinh anh 1

   Các đại biểu tham quan cơ sở chế biến dầu phụng mang thương hiệu “Đất Quảng” tại lễ khai trương vừa qua. ảnh: PHẠM LỘC

“Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại, thị trường xuất khẩu nông sản ngày càng rộng mở nhưng áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việc xây dựng thương hiệu nông sản còn bao hàm cả việc phát triển thương hiệu sau khi đã đăng ký, tạo dấu ấn cho người tiêu dùng để đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế…” - ông Khởi nhấn mạnh.

Thạc sĩ Võ Thị Lý - Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối cho rằng: “Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng nghĩa với việc phải tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Đây là một trong những giải pháp phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp đang hướng tới thông qua việc chú trọng, đẩy mạnh xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam…”.

Gắn nhãn “made in Vietnam” cho nông sản

Tại diễn đàn, đã có hàng chục ý kiến của các nông dân, doanh nghiệp tập trung phản ánh về tình hình, định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam; xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản của Quảng Nam gắn với chuỗi giá trị; mô hình liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa ở Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Đà Nẵng...

Mới đây, Bộ NNPTNT đã lên kế hoạch đề xuất một số giải pháp cơ bản để triển khai việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản. Còn theo lãnh đạo  Sở KHCN tỉnh Quảng Nam, phát triển thương hiệu, giá trị thương hiệu các sản phẩm đặc sản nông nghiệp của tỉnh gắn với niềm tin cho người tiêu dùng là nhiệm vụ có tính chiến lược để giữ vững thị trường nội địa và tiến đến xuất khẩu. Đến thời điểm hiện nay, hơn 45 sản phẩm đặc sản, làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam đã được tiến hành xây dựng thương hiệu dưới hình thức như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: sâm Ngọc Linh, quế Trà My, tiêu Tiên Phước, rau Trà Quế, nước mắm Cửa Khe, gà tre Đèo Le, bê thui Cầu Mống...

Ông Nguyễn Đức Thành - Giám đốc HTX Nông nghiệp Điện Quang (Quảng Nam) chia sẻ: sản phẩm dầu phụng “Đất Quảng” của HTX đã được Cục Sở hữu trí tuệ ban hành quyết định công nhận thương hiệu “Dầu phụng Đất Quảng” vào ngày 18.11.2016. “Nhờ có thương hiệu riêng, nên “Dầu phụng Đất Quảng” qua một năm thử nghiệm đưa ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận và khen ngợi. Năm 2016 HTX đã xuất bán 25.000 lít dầu phụng” - ông Thành cho hay.

Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: Trong khuôn khổ của diễn đàn không thể nói hết được, nhưng các ý kiến sẽ góp phần để tới đây Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo về Nghị định hợp tác liên kết sản xuất gắn với sản xuất hàng hóa. Đây là nội dung rất quan trọng nhằm mục đích tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng. /.

Tác giả bài viết: Trương Hồng

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại923,501
  • Tổng lượt truy cập92,097,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây