Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Kết quả và những vấn đề đặt ra (kỳ I)

Thứ tư - 14/09/2016 11:29
Với những thành công trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT), tỉnh ta có tiền đề để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn… Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nhiều nơi mang tính tự phát… nên việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Để tạo bước đột phá mới cần có những giải pháp đồng bộ; trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải gắn với tái cơ cấu sản xuất, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững

Kỳ I - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp

Tỉnh ta có trên 75 nghìn ha diện tích đất canh tác lúa, sản lượng lương thực hằng năm đạt gần 1 triệu tấn. Mặc dù là cây trồng chính, chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp trong tỉnh, tuy nhiên thực tế cho thấy, chỉ trông cậy vào cây lúa nông dân thật khó làm giàu. Nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, thời tiết ngày càng bất lợi, thiên tai khó lường. Đặc biệt do cốt ruộng không đồng đều nên công tác thủy lợi khó khăn dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp; việc sản xuất lúa trên các chân ruộng cao khó khăn về nước tưới trong khi ruộng trũng ngập úng thường xuyên, nhiễm mặn…, người trồng thậm chí không có lãi. Thực trạng trên đặt ra cho các cấp, các ngành và chính quyền địa phương yêu cầu phải nỗ lực tìm giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang các đối tượng có giá trị kinh tế cao, giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất cho nông dân.

Vùng trồng hoa của xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc).
Vùng trồng hoa của xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc).

Một điển hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả là xã Nam Phong (TP Nam Định). Tháng 8 âm lịch là khoảng thời gian tương đối bận rộn với những gia đình làm nghề trồng quất cảnh tại vùng chuyển đổi của xã. Nơi đây có những người lao động “bạc tỷ”, những nghệ nhân yêu nghề, hăng say với công việc đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo này. Luôn có mặt ở ngoài vườn từ rất sớm, anh Trần Quang Hợp, thôn Ngô Xá cho biết: Được UBND xã Nam Phong cho phép chuyển đổi gần 3 mẫu ruộng, anh đã lập vườn trồng quất gối lứa. Bình quân mỗi năm gia đình anh bán ra thị trường từ 400-500 cây quất cảnh, doanh thu đạt hàng tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chiếm khoảng 50-60%. Đây là thành quả của sự chuyên cần, đầu tư công sức và “chất xám” của anh và gia đình. Một số địa phương tiếp giáp với Thành phố Nam Định được đánh giá là có nhiều lợi thế, thuận tiện về giao thông đã phát huy khá tốt giá trị, hiệu quả những vùng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch. Điển hình như tại các xã Mỹ Tân, Mỹ Trung (Mỹ Lộc); Nam Phong, Nam Vân (TP Nam Định); Nam Toàn, Điền Xá, Nam Thắng (Nam Trực). Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tại những địa phương này không ngừng được cải thiện và nâng cao, tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng NTM ngày một được đẩy mạnh. Đồng chí Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) cho biết: Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, xã mạnh dạn cho chuyển đổi diện tích đất thùng đào, thùng đấu ngoài đê, diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, hoa, cây cảnh và phát triển các trang trại, gia trại tổng hợp. Các diện tích chuyển đổi phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng NTM. Hiện xã có trên 500ha đất nông nghiệp thì diện tích cấy lúa chỉ còn 130ha, diện tích trồng rau màu và hoa chiếm trên 200ha, còn lại là phát triển trang trại, gia trại tổng hợp, các diện tích chuyển đổi đang phát huy hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cấy lúa, giúp nông dân có thêm việc làm và tăng thu nhập. Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp diễn ra ở khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trên các chân ruộng cao gặp nhiều khó khăn về nước tưới của các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực và Giao Thủy được chuyển đổi luân canh 3 vụ/năm theo công thức: lạc xuân - lúa mùa - rau vụ đông; giá trị sản lượng mỗi ha sau chuyển đổi đạt từ 170-200 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 50-60 triệu đồng/ha. Nhờ thực hiện chuyển đổi nên tại một số vùng từng độc canh cây lúa ở huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu đã hình thành vùng trồng màu, chủ lực là cây cà chua, bí xanh theo công thức luân canh: cà chua (bí xanh) xuân - lúa mùa - cà chua đông cho lợi nhuận cao gấp 6-7 lần so với trồng lúa; vùng trồng cây dược liệu cung cấp nguyên liệu cho các Cty dược phẩm ở xã Hải Lộc (cây dây thìa canh) và Hải Quang, Nghĩa Thắng (cây đinh lăng) lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha… Những diện tích đất trồng lúa thấp trũng của các huyện Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc… được chuyển sang nuôi các loài cá truyền thống và một số loài đặc sản như: cá lăng chấm, cá trắm đen, cá diêu hồng… giá trị kinh tế 1ha đạt gần 400 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 120-160 triệu đồng/ha. Nhiều diện tích cấy lúa ở chân ruộng thấp trũng của các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc được chuyển sang trồng 1 vụ lúa xuân kết hợp nuôi tôm, cá nước ngọt (mô hình lúa - thủy sản) giá trị kinh tế 1ha sau chuyển đổi đạt từ 80-100 triệu đồng/năm. Những diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn ở các xã thuộc huyện Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Hải Hậu... đã được nông dân các địa phương chuyển sang nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá bống bớp, tôm thẻ chân trắng, cá vược, cá song… cho lợi nhuận cao gấp 5-10 lần so với trồng lúa. Toàn tỉnh đến nay có khoảng 4.000 trang trại, gia trại (chăn nuôi, tổng hợp, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt) hình thành ở các vùng quy hoạch chuyển đổi sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại của 193 xã, thị trấn; trong đó 674 trang trại đạt tiêu chí mới của Bộ NN và PTNT. Nhiều trang trại, gia trại đã tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời tổ chức tốt việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nên đa số đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm ổn định với thu nhập khá cho nhiều lao động nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM.
Có được kết quả trên, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện đầu tư thâm canh, đảm bảo sản lượng lúa an ninh lương thực và tăng diện tích, sản lượng lúa có chất lượng cao phục vụ thị trường cao cấp nội địa và xuất khẩu. Đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; sử dụng các giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao và ít nhiễm sâu bệnh. Phát triển cây ngô ở những vùng điều kiện thuận lợi, ngô vụ đông trên đất lúa để bảo đảm một phần an ninh lương thực và cung cấp thức ăn chăn nuôi. Thực hiện việc chuyển đổi những vùng canh tác lúa khó khăn sang các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao như: vùng đồng cao, khó khăn về nước tưới sẽ chuyển đổi sang canh tác rau màu, hoa cây cảnh; vùng đồng trũng khó khăn về tiêu thoát nước vụ mùa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tập trung, kết hợp chăn nuôi. Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo ngành NN và PTNT phối hợp với các địa phương chuyển đổi linh hoạt đất trồng lúa sang trồng cây rau màu ngắn ngày, cây dược liệu và các mô hình canh tác kết hợp... Những năm qua, ngành NN và PTNT phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình và thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, trong đó có trên 5.000ha đất trồng lúa năng suất thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đưa giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác của tỉnh tăng lên trên 100 triệu đồng; lợi nhuận mang lại cao hơn 3-10 lần trồng lúa. Với việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất như trên, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung cho sản lượng lớn, sạch và thân thiện với môi trường, giúp nông dân rèn luyện khả năng thích ứng nhanh với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Chủ trương, chính sách đúng được các cấp, các ngành chung tay thực hiện và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng đã nhanh chóng đi vào đời sống, tạo chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, đưa diện mạo nông nghiệp - nông thôn - nông dân Nam Định ngày một khởi sắc./.

Theo Báo Nam Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại235,339
  • Tổng lượt truy cập85,142,375
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây