Gây dựng thương hiệu hạt dẻ
Những ngày này, vụ thu hoạch dẻ nhà chị Thuỷ cũng gần kết thúc. Năm nay sau khi trừ chi phí, gia đình chị lãi gần 200 triệu đồng. Cuối vụ nhưng điện thoại của chị Thuỷ vẫn đổ chuông không dứt. Người ta gọi điện về để đặt mua hạt dẻ, nhưng chị đành hẹn lại năm sau vì không còn.
Chị Hoàng Thị Thuỷ phân loại hạt dẻ cuối mùa để giao hàng cho khách. Ảnh: Lê San
Trước khi có dự án, hộ nào chưa có vốn, vợ chồng chị Thuỷ đều cho vay trước bằng cây giống. Gặp khó khăn gì về kỹ thuật, được anh chị giải đáp tận tình. Tôi đi làm công cho nhà chị Thuỷ, con cháu nhà tôi nhờ trồng hạt dẻ theo chị, đến nay cũng đã bắt đầu cho thu hoạch, có thu nhập”. Bà Hoàng Thị Kiểm
|
Năm 2003, bà con ở thôn Quảng Trung 2 ngoài làm ruộng vẫn trồng những cây ăn quả như hồng, na. Nhưng do thổ nhưỡng không phù hợp nên cây chẳng cho ra mấy quả, bán cũng không được bao nhiêu. “Lúc đấy, Công ty Giống Đông Bắc có phổ biến trồng dẻ, lai giữa hạt dẻ Trung Quốc và hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng). Vợ chồng tôi mua 300 trăm gốc về trồng thử. 3 năm sau, cây bói quả, sản lượng chưa nhiều nhưng bán đắt như tôm tươi vì trước giờ ở Lạng Sơn chỉ toàn hạt dẻ nhập từ Trung Quốc…” – chị Thuỷ kể.
Tới mùa thu hoạch, chồng chị đèo xe máy, 2 vợ chồng đi khắp các khu đường chính ở TP.Lạng Sơn để giới thiệu sản phẩm. Chị Thuỷ còn đi tới từng quán nước, quán giải khát để giới thiệu. Dần dần, khách hàng thấy ăn ngon, ngọt, bùi, người này truyền cho người kia, vụ thu hoạch sau tốt hơn vụ trước.
Thấy thu nhập từ cây dẻ ổn định, năm 2006, chị Thuỷ quyết định phá bỏ gần 3ha cây ăn quả sau nhà để trồng 1.500 gốc dẻ lai. Sau mấy mùa mưa bão, gãy đổ, hiện nhà chị còn hơn 1.000 gốc dẻ đang cho thu hoạch. Khác với hạt dẻ Trung Quốc, hạt dẻ nhà chị Thuỷ trồng hạt to như chén uống nước, hơi bèn bẹt, vỏ còn nguyên lông tơ vì anh chị chỉ thu những quả dẻ đã chín già. Loại hạt nhỏ bán giá 60.000 đồng/kg, loại cỡ bán 80.000 đồng/kg, loại hạt to (đường kính từ 2,5-3cm) bán 100.000 đồng/kg.
Đến nay, hạt dẻ nhà chị Thủy đã nổi tiếng tới độ, chưa tới vụ đã có người gọi điện đặt mua. Với những hạt dẻ loại lớn phải đặt trước cả năm.
Hỗ trợ bà con cùng làm giàu
Để kịp đáp ứng đơn đặt hàng, mỗi năm gia đình chị Thuỷ đều thuê 7 – 8 lao động trong thôn làm việc thời vụ. Mỗi người cũng có thu nhập từ 2,5 – 3 triệu đồng/tháng. Qua kinh nghiệm, gia đình chị đã tiến hành tự ghép cây để ươm giống, phục vụ nhu cầu của bà con địa phương. Hiện trong vườn ươm của gia đình có hơn 3.000 cây dẻ giống.
Từ mô hình trồng dẻ thành công của vợ chồng chị Thuỷ, xã Quảng Lạc đã xây dựng dự án, trong đó xã cấp vốn 40%, còn lại vợ chồng chị Thuỷ bỏ ra 60% để cung ứng cây giống, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho bà con.
“Cây dẻ phải 3 năm mới cho thu hoạch, nhưng vợ chồng tôi muốn hỗ trợ bà con làm ăn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. So với trồng rừng, làm cây ăn quả, trồng dẻ nhàn hơn rất nhiều. Chỉ cần rẫy cỏ, phát quang. Tới mùa, cây cho quả chỉ việc đi thu hái. Nhu cầu về hạt dẻ trên thị trường hiện nay vẫn rất lớn” – chị Thuỷ cho hay.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;