Học tập đạo đức HCM

Nhà nông học lớp 4 chế tạo hàng loạt nông cụ

Chủ nhật - 18/09/2016 10:12
Ông Đặng Văn Bảy ở thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh (Lâm Đồng) là 1 trong 63 gương “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016”.

Dù chỉ có trình độ lớp 4, nhưng bằng niềm đam mê, trí sáng tạo, ham nghiên cứu, đến nay ông Đặng Văn Bảy đã sáng chế, chế tạo và bán ra thị trường hàng ngàn máy nông nghiệp, nông cụ cơ khí. Từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay ông Bảy đã có 1 xưởng sản xuất cơ khí quy mô khá lớn với tên thương hiệu Toàn Thắng.

Ông Đặng Văn Bảy quê ở xã Nam Hồng (Nam Định) vào lập nghiệp ở Di Linh từ năm 1980. Cũng vì cuộc sống khó khăn, ông Bảy phải nghỉ học từ năm lớp 4 rồi đi làm thuê, khai hoang đất trồng cà phê. Lập gia đình, vợ chồng ông bắt đầu khấm khá với mô hình trồng cà phê. “Những sáng chế, cải tiến của tôi bắt đầu từ những yêu cầu giải quyết khó khăn trong việc trồng, chăm sóc, thu hái cà phê…” - ông Bảy thổ lộ.

Ban đầu, ông Bảy mày mò cải tiến thành công cối chà cà phê tươi, rồi sau đó sáng chế, cải tiến cho ra đời tiếp cối máy chà cà phê tươi. “Sản phẩm máy chà vỏ cà phê Toàn Thắng có ưu thế là công suất cao, tiết kiệm nguyên liệu. Đối với máy chà khô, chất lượng cà phê nhân được đảm bảo, không bị giập vỡ, thổi sạch vỏ. Còn máy chà tươi, nhân cà phê bị ảnh hưởng không đáng kể. Nhờ vậy, sản phẩm máy chà cà phê Toàn Thắng bán ra được thị trường chấp nhận, bà con nông dân mua nhiều và sản xuất đến đâu được tiêu thụ hết đến đó”-ông Bảy phấn khởi nói.

Năm 2008, ông nghiên cứu nông cụ mới, đó là đầu bơm nước (thân, cánh, guồng bơm, phớt cơ khí...). Sản phẩm đầu bơm nước Toàn Thắng lập tức được thị trường ưa chuộng bởi gọn nhẹ, công suất cao hơn so với một số sản phẩm cùng loại khác đang lưu thông trên thị trường.

Hiện nay, ngoài việc tiếp tục sản xuất và bán ra thị trường mỗi năm hàng ngàn nông cụ cơ khí, máy móc, ông Đặng Văn Bảy vẫn đang miệt mài nghiên cứu, sáng chế, cải tiến một số loại máy nông nghiệp khác nhằm phục vụ đời sống sản xuất của nông dân khu vực Tây Nguyên và các khu vực khác. Cơ sở sản xuất cơ khí Toàn Thắng do ông Bảy làm chủ đang tạo việc làm ổn định cho hơn 20 lao động với mức lương từ 4-6,5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của cơ khí Toàn Thắng từng được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Lâm Đồng năm 2013”...
theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập524
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,017
  • Tổng lượt truy cập92,020,746
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây