Học tập đạo đức HCM

Có giống tốt nhờ công nghệ cao

Thứ tư - 20/07/2016 10:42
Hơn 20 năm gắn bó với trang trại giống thủy sản, anh Trần Thanh Tùng, trú tại số nhà 1173 Phạm Văn Đồng, quận Dương Kinh (TP.Hải Phòng) là một trong những chủ trang trại thành công với nghề sản xuất ươm con giống tôm sú, cua biển nhờ áp dụng công nghệ cao.
Kỹ sư về thủy sản của trại theo dõi, chăm sóc tôm cua giống. Ảnh: Vũ Thị Hải

Lặn lội tìm giống tốt

Xuất phát từ thực tế những năm về trước, cứ đến vụ nuôi tôm cua bà con vùng ven biển Đồ Sơn và các vùng lân cận đều phải nhập con tôm sú giống từ Miền Nam về nuôi. Con giống đưa về nuôi thả thường phát triển chậm, tỉ lệ sống thấp, nuôi được một thời gian tôm không thích nghi với khí hậu và môi trường, đổ bệnh chết hàng loạt, khiến nhiều người khóc dở, mếu dở vì làm đầm. Anh Tùng đã trăn trở và quyết tâm khắc phục tình trạng trên bằng cách tìm ra phương pháp để tự sản xuất và ươm giống tôm cua ngay tại quê hương. Chỉ có vậy, tôm giống mới thích nghi cao với điều kiện môi trường, thời tiết, đồng thời chủ động cung cấp con giống chất lượng, giảm được chi phí vận chuyển, kiểm soát bệnh dịch và chủ động xử lý nguồn bệnh.
 

Được mọi người trong gia đình, anh em động viên, năm 1993 anh Tùng bắt đầu tiến hành sản xuất ươm thử giống tôm sú và cua bể. Anh lăn lội đến các tỉnh miền Trung, miền Nam kể cả  sang Thái Lan khảo sát, học hỏi kinh nghiệm để khắc phục các yếu tố bất thuận về môi trường, khí hậu, độ mặn, độ PH cho nước. Về quê hương anh đã mạnh dạn đầu tư thiết bị và cơ sở hạ tầng trên diện tích khoảng 6000m2, tiến hành xây các gian trại khép kín, các hồ nuôi nhân tạo có diện tích  phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm giống, chi phí ban đầu lên đến hàng chục tỉ đồng. Với mức đầu tư này không phải ai cũng dám làm bởi nếu rủi ro là coi như sạt nghiệp.
 

Để có giống tôm khỏe mạnh, ngay từ khâu tuyển chọn, anh phải đến vùng biển Cà Mau tìm ngư dân đánh bắt tôm bố mẹ từ các vùng biển giáp Malaixia, sau đó cho đẻ trứng ấu trùng, ấp và tiếp tục nuôi thành tôm giống.  Một quy trình của con tôm giống từ lúc tôm mẹ đẻ trứng đến khi thành tôm giống là mất khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Môi trường nước cho tôm phải là nước biển, nên anh phải mua từng tàu chở về bơm vào ao rồi xử lý diệt khuẩn, làm sạch nước bằng thuốc tím hoặc clorine để ngăn chặn mầm bệnh ngay từ đầu, sau đó đo độ mặn, điều chỉnh độ mặn phù hợp cho tôm theo chỉ tiêu 32%o.       
 

“Sống khỏe” nhờ công nghệ cao

Anh Tùng chia sẻ, để thành công trong việc ươm con giống này anh đã phải nhờ sự can thiệp của hệ thống lò nâng nhiệt. Vì thời tiết của miền Bắc nóng, lạnh bất thường, không phù hợp cho sự sinh sản của tôm cua.
 

Vì thế, mỗi gian trại được anh trang bị một lò nâng nhiệt. Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp nhiệt cho nước luôn ổn định ở  mức gần 30 độ C, biên độ dao động của nhiệt độ cho phép không được quá 2 độ C. Từ khi có lò nâng nhiệt, việc ươm tôm giống hiệu quả rõ rệt, tỉ lệ ấu trùng nở thành con giống cao hơn, chất lượng con giống cũng tốt hơn.
 

Hiện nay, trang trại của gia đình anh Tùng nuôi trên 100 hồ nhỏ, mỗi hồ có dung tích khoảng 6- 8m 3 chứa khoảng 70 – 80 vạn con giống được đặt trong nhà kín và có  hệ thống nâng nhiệt tuyệt đối.
 

Nhờ áp dụng công nghệ cao, kết hợp nuôi theo phương pháp cộng sinh, tức là dùng vi sinh khống chế vi khuẩn chứ không sử dụng kháng sinh, anh đã ươm giống thành công và đưa ra thị trường con giống đảm bảo chất lượng, có sức đề kháng cao, ít bị dịch bệnh, được bà con trong vùng tin tưởng.
 

Hàng năm, anh cung cấp cho thị trường Hải Phòng và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh số lượng khoảng 100 triệu tôm giống và khoảng 30 – 40 triệu đồng cua giống, giải quyết việc làm ổn định cho 8 lao động với mức lương trên 10 triệu đồng/ tháng. Trừ chi phí, mỗi năm anh thu lãi 700 – 800 triệu đồng.
 

Anh Tùng cho biết, anh không phải là người đầu tiên của Hải Phòng sản xuất giống tốm sú và cua biển nhưng lại là người đầu tiên trụ lại lâu nhất với nghề, những người khác cùng thời đã lần lượt… đầu hàng. Một thực tế cho anh thấy rằng để làm tốt việc ươm con giống tại quê hương đất Cảng không phải là dễ dàng, nó phải đánh đổi từ những kinh nghiệm đúc rút từ kiến thức khoa học kết hợp với công nghệ tiên tiến, hiện đại mới là nền tảng tiến đến sự thành công.
 

“Tới đây, tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình và áp dụng tiến bộ khoa học cao hơn để sản xuất nhiều chủng loại con giống hơn nữa đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của bà con nuôi đầm của Hải Phòng và các vùng phụ cận”- anh Trần Thanh Tùng nói.

 
Nguồn: Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại961,195
  • Tổng lượt truy cập92,134,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây