Tham dự lễ ký có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn; Phó Chủ tịch Thường trực Lều Vũ Điều, Phó Chủ tịch Lương Quốc Đoàn cùng các ban, đơn vị liên quan; về phía Nhật Bản có ông Tsutomu Takebe- Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Á, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt; ông Yoshitaka Ito, thứ trưởng Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản, ông Kouzaburo Shimonose- Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yasushi Tanaka- Tổng giám đốc Vụ Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)…
Thỏa thuận hợp tác tập trung vào 4 nội dung, gồm: Hỗ trợ phát triển kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp và kiến thức kinh doanh, hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ sản xuất – chế biến, hệ thống phân phối – kinh doanh hàng hóa tiên tiến trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của Nhật Bản cho Việt Nam; Đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam theo Chương trình tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản; Thúc đẩy việc trao đổi các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nhà kinh doanh, nông dân, tổ chức nông, lâm, ngư nghiệp của hai nước Việt Nam – Nhật Bản; Hợp tác trong các phong trào xây dựng nông thôn và các tổ chức nông dân ở Việt Nam…
Đây là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm cụ thể hóa các nội dung về hợp tác nông nghiệp Nhật Bản – Việt Nam đã được hai bên trao đổi thời gian qua, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Hội Nông dân Việt Nam và Viện Nghiên cứu Đông Á, Nhật Bản, mở ra hướng hợp tác mới và hiệu quả giữa hai nước trong tương lai.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn khẳng định: Việt Nam có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu và nhân lực để phát triển đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm nông nghiệp nhưng công nghệ sản xuất trong nông nghiệp còn lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết, hợp tác. Trong khi đó, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp Nhật Bản mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Vì vậy, hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sẽ là lợi thế mang lại hiệu quả rất thiết thực cho cả hai bên.
Thỏa thuận hợp tác tập trung vào 4 nội dung, gồm: Hỗ trợ phát triển kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp và kiến thức kinh doanh, hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ sản xuất – chế biến, hệ thống phân phối – kinh doanh hàng hóa tiên tiến trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của Nhật Bản cho Việt Nam; Đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam theo Chương trình tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản; Thúc đẩy việc trao đổi các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nhà kinh doanh, nông dân, tổ chức nông, lâm, ngư nghiệp của hai nước Việt Nam – Nhật Bản; Hợp tác trong các phong trào xây dựng nông thôn và các tổ chức nông dân ở Việt Nam…
Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn tặng hoa Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Á Tsutomu Takebe chúc mừng thỏa thuận hợp tác giữa hai bên |
Đây là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm cụ thể hóa các nội dung về hợp tác nông nghiệp Nhật Bản – Việt Nam đã được hai bên trao đổi thời gian qua, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Hội Nông dân Việt Nam và Viện Nghiên cứu Đông Á, Nhật Bản, mở ra hướng hợp tác mới và hiệu quả giữa hai nước trong tương lai.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn khẳng định: Việt Nam có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu và nhân lực để phát triển đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm nông nghiệp nhưng công nghệ sản xuất trong nông nghiệp còn lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết, hợp tác. Trong khi đó, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp Nhật Bản mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Vì vậy, hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sẽ là lợi thế mang lại hiệu quả rất thiết thực cho cả hai bên.
Theo Hội Nông dân