Học tập đạo đức HCM

Công nghệ mới nuôi cá tra bền vững

Thứ ba - 12/06/2018 23:18
Tại Cần Thơ, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên toàn cầu tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) vừa tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững nghề nuôi cá tra qua ứng dụng công cụ E-Map và IoT”.
Ao nuôi cá tra ở ĐBSCL

Hội thảo đã giới thiệu những bước tiến công nghệ hiện đại mới nhất ứng dụng trong nuôi cá tra như: Công cụ Bản đồ vùng nuôi cá tra (E-MAP); cải tiến phương pháp cho cá tra ăn để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn; sử dụng công nghệ IoT (Internet of Things) kiểm soát tự động môi trường nước ao nuôi cá tra thâm canh.

Đặc biệt với công cụ E-Map, VINAPA đã cập nhật 300 vùng nuôi cá tra thuộc 6 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang), tổng số 1.805 ao nuôi cá tra, với diện tích 1.800ha.

Hiện người tiêu dùng quan tâm đặc biệt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra, bởi chất lượng sản phẩm được kiểm soát từ khâu nuôi trồng đến xuất khẩu. Do đó qua sử dụng công cụ E-map người nuôi, doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm thông tin và xác định chính xác vị trí vùng nuôi trên hệ thống.

Bên cạnh đó, việc truy xuất nguồn gốc đòi hỏi phải ứng dụng được các công cụ của IoT như quản lý tập trung, kiểm soát liên tục, thống kê, phân tích chuyên sâu, lưu trữ và  xây dựng được bộ dữ liệu qua nhiều năm SX.

Hơn nữa sử dụng công nghệ IoT kiểm soát tự động môi trường nước ao nuôi cá tra thâm canh thông qua điện thoại thông minh sẽ giúp người nuôi giám sát ao nuôi mọi lúc mọi nơi, quản lý tăng trưởng, mùa vụ; kiểm soát quá trình SX theo VietGAP; lập dự toán và quản lý chi phí toàn mùa vụ.

Theo xu hướng phát triển sắp tới, ứng dụng công nghệ mới sẽ cập nhật đầy đủ dữ liệu trên 4.000 ao nuôi với khoảng 6.000ha ở vùng ĐBSCL, làm nền tảng cho đề án khảo sát đánh giá tác động xâm nhập mặn đến môi trường và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá tra thương phẩm.

HĐ - NB/nongnghiep.vn
 Tags: việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại881,382
  • Tổng lượt truy cập92,055,111
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây