Học tập đạo đức HCM

Định hình vùng chuyên canh cây ăn trái bắc Tây nguyên

Thứ tư - 13/06/2018 22:47
Gia Lai - địa phương vùng bắc Tây nguyên đã và đang phát triển mạnh diện tích trồng cây ăn quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn từ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Những loại cây ăn quả đang được Gia Lai xác định chủ lực, chiến lược là sầu riêng, mít, cam, bơ, chuối, quýt, thanh long, xoài... Hàng chục ngàn nông dân trong tỉnh đã và đang trồng các loại cây này từ quy mô nhỏ vài sào cho đến hàng chục héc ta. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc trồng mắc ca, sầu riêng, bơ... xen canh trong các vườn cà phê cũng đã cho kết quả khả quan.
Tiềm năng lớn về rau, củ, quả
Với lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước tưới ổn định, Gia Lai là tỉnh đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển những vùng chuyên canh cây ăn quả lớn ở khu vực Tây nguyên. Toàn tỉnh hiện có 340 công trình thủy lợi; tổng đàn trâu bò hơn 400.000 con... Đây là những điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển ngành nông nghiệp sạch, bền vững và tạo nên những cú hích trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai, cho biết: “Năm 2017, toàn tỉnh có 7.200 ha cây ăn trái, tăng 1.200 ha so với năm 2016 và diện tích này đang tiếp tục tăng. Dự báo và định hướng đến năm 2021, Gia Lai sẽ có hơn 10.000 ha cây ăn trái.
Nhiều địa phương như Chư Prông, Chư Sê, Đăk Đoa, Kbang…đang phát triển mạnh diện tích cây ăn trái. Giá cả tốt và thu được lâu năm, thương lái đến mua tận nhà là những thuận lợi, niềm tin để người dân đầu tư. Ngoài ra, Tập đoàn HAGL cũng đầu tư trồng gần 900 ha cây ăn trái tại Gia Lai. Riêng năm 2017 đã xuất khẩu gần 700 tấn trái cây sang các thị trường Trung Quốc, Thái Lan”.
Tháng 7.2018, cụm nhà máy chế biến các sản phẩm từ rau, củ quả với công suất trên 20.000 tấn/năm của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) với vốn đầu tư hơn 297 tỉ đồng, đặt tại H.Mang Yang (Gia Lai), đi vào hoạt động sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi.
Tại tỉnh Kon Tum, H.Kon Plong với khí hậu, đất đai thuận lợi đang được định hướng phát triển các loại rau quả xứ lạnh phù hợp. Hiện đã có một số nhà đầu tư tiến hành sản xuất và xuất ra thị trường một số loại rau quả.
Định hình vùng chuyên canh cây ăn trái bắc Tây nguyên1
Nhiều nông dân ở Gia Lai đang mở rộng diện tích trồng quýt
TRẦN HIẾU
Định hình vùng chuyên canh cây ăn quả
Mới đây, Gia Lai đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên tổ chức hội thảo “Định hướng quy hoạch phát triển một số cây ăn quả: chuối, sầu riêng, cam, bơ phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu trên địa bàn Gia Lai đến năm 2021”.
Ông Trương Phước Anh nói: “Ngoài việc mở rộng diện tích, nông dân cũng đầu tư khoa học kỹ thuật, cải tạo đất, chú ý các biện pháp phòng, trị bệnh và chú ý đến sản xuất sản phẩm sạch”. Hiện nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng tại Gia Lai bước đầu cho hiệu quả như chuyển diện tích trồng mì sang trồng thanh long ở H.Kon Chro, chuyển cà phê, tràm sang trồng cam ở H.Kbang… Việc trồng xen canh các loại cây như bơ, mít, sầu riêng hay cải tạo vườn tạp bằng cây ăn trái cũng đang phát triển mạnh, giúp nông dân có nguồn thu đáng kể trên cùng một diện tích cây trồng. Theo khảo sát của một số ngành chuyên môn, có nhiều gia đình có thu nhập tăng thêm hàng trăm triệu đồng trên cùng một diện tích đất sản xuất.
Ông Hà Ngọc Uyển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, cho biết: “Người dân qua các phương tiện truyền thông, sự tư vấn chuyên môn của những cán bộ về nông nghiệp để chọn giống; có sự đầu tư đồng bộ quy trình, kỹ thuật thâm canh theo hướng bền vững; hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật và chú ý sử dụng các chế phẩm sinh học, nguồn phân chuồng, vỏ cà phê, rơm rạ hoai mục…”.
Với định hướng cụ thể và cách làm thực tế như trên, các sản phẩm trái cây, rau quả từ Gia Lai có thể gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tự tin xuất ra thị trường những sản phẩm chất lượng, an toàn. 
Theo thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại268,161
  • Tổng lượt truy cập92,645,825
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây