Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất rau an toàn tại TP.HCM

Thứ năm - 14/06/2018 10:36
TP.HCM hiện có 1.103 tổ chức, cá nhân sản xuất rau, củ, quả đạt chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với tổng diện tích gần 900 ha, chiếm khoảng 25% diện tích canh tác rau, củ, quả toàn thành phố. So với cuối năm 2017, diện tích canh tác VietGAP tại TP.HCM tăng 89 ha. Thành phố đang thực hiện nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển vùng rau VietGAP.

Vượt qua khó khăn

Theo các hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn (RAT) trên địa bàn thành phố, số lượng RAT được sản xuất ra hàng tháng rất nhiều nhưng lượng được tiêu thụ cho các đơn vị nhà hàng, siêu thị... chỉ chiếm số ít.

Một vấn đề nữa là RAT được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP có năng suất thấp, thời gian thu hoạch kéo dài nhưng giá thành bán ra chỉ cao hơn khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với rau thường. Tuy nhiên, số lượng rau bán với giá thành cao không nhiều.

Ông Mai Xuân Phú, giám đốc Công ty Nông Phẩm Xanh cho hay, hiện tại có rất nhiều HTX, cơ sở sản xuất rau có đủ khả năng để đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành. Nhưng mỗi ngày trên địa bàn thành phố chỉ có 5 - 6 tấn RAT được đưa vào các siêu thị, bếp ăn tập thể, còn lại 30 - 35 tấn phải bán ra chợ đầu mối với giá rẻ hơn rau thường (do RAT trông xấu hơn rau thường).

Do vậy, hiện nay, các sản phẩm rau sạch của Nông Phẩm Xanh chỉ sản xuất để xuất khẩu và bán theo hợp đồng cho một vài khách sạn tại TP.HCM.

Theo lý giải của ông Phú, nếu bán rau cho các siêu thị thì phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong khi khâu thanh toán tiền thì chậm vì vậy công ty không “mặn mà” với việc trồng rau sạch bán cho các siêu thị...

Để có được quy trình sản xuất RAT, các cơ sở, tổ hợp tác, HTX phải tự bỏ tiền túi đầu tư nhưng vẫn gặp không ít cản trở.

Theo HTX thương mại dịch vụ Phú Lộc (huyện Củ Chi, TP.HCM), tổng diện tích sản xuất rau được cấp chứng nhận VietGAP là 68 ha, gồm 146 hộ sản xuất và 30 hộ được chứng nhận cá thể. Trung bình một ngày thu hoạch 12 - 15 tấn rau nhưng chỉ 70% sản phẩm có mẫu mã đẹp cung cấp cho kênh siêu thị, còn lại đưa ra các chợ đầu mối.

HTX luôn tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất để quản lý xã viên sản xuất theo đúng quy trình RAT. Nếu xã viên sai phạm sẽ bị ngưng hợp đồng.

Tuy quy trình an toàn nhưng nhà xưởng sơ chế, đóng gói vẫn chưa đạt chuẩn yêu cầu về mặt kỹ thuật do không có phòng lạnh, kho trữ để bảo quản rau...

Theo Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp thuộc Sở NN&PTNT TP.HCM, nguyên nhân những vườn rau này bị đình chỉ, thu hồi chứng nhận là do không ghi chép nhật ký sản xuất, ngưng sản xuất hoặc lấy kết quả kiểm tra lấy mẫu sản phẩm không đạt...

Nhiều giải pháp hỗ trợ

Trước những khó khăn của bà con nông dân và yêu cầu sản xuất, đòi hỏi cần nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực.

Nhiều đơn vị thuộc Sở NN&PTNT TP.HCM đã vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện sản xuất theo VietGAP.

Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp (HCACS) có nhiệm vụ tổ chức cấp giấy chứng nhận thực hành VietGAP cho rau sau khi Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM xác nhận đầy đủ các tiêu chuẩn quy định để có thể sản xuất RAT. Đồng thời giúp các HTX, tổ hợp tác sản xuất RAT xây dựng mạng lưới liên kết để tiêu thụ sản phẩm RAT của nông dân.

Đến nay, các đơn vị chức năng của Sở NN&PTNT đã tổ chức trên 200 lớp tập huấn cho khoảng 8.500 lượt người tham dự, hướng dẫn sản xuất RAT theo quy trình VietGAP; đã chứng nhận VietGAP cho 1.054 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích canh tác 805 ha (tương đương 4.509,4 ha diện tích gieo trồng), sản lượng trên 104.600 tấn/năm.

Triển khai thí điểm mô hình dán tem truy xuất nguồn gốc rau VietGAP tại HTX Phước An (huyện Bình Chánh) và HTX Phú Lộc (huyện Củ Chi), với 16 chủng loại rau củ quả, 82 xã viên, sản lượng đạt 12 tấn/ ngày (chiếm 80% sản lượng của 2 HTX), được bán tại 50 điểm của hệ thống siêu thị Big C, Lotte, AEON.

Từ tháng 8/2016 đến nay, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức nhiều kỳ chợ phiên nông sản an toàn vào sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, tại Nhà hàng Đông Hồ và Công viên Lê Thị Riêng (quận 10), Công viên Lê Văn Tám (quận 1), Trung tâm hội chợ triển lãm Tân Bình...

Qua các chợ phiên đã giúp các doanh nghiệp, HTX có được nhiều đặt hàng, hợp đồng cung ứng hàng hóa giá trị lớn.

Thời gian qua, TP.HCM đã thúc đẩy hợp tác tiêu thụ RAT giữa nông dân với nhiều hệ thống siêu thị Co.opmart, Big C, Metro...

Cụ thể như: HTX Thỏ Việt (huyện Củ Chi) tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT qua hệ thống bán lẻ rau của HTX bên cạnh kênh tiêu thụ thông qua các hệ thống siêu thị.

Đặc biệt thời gian gần đây, Công ty TNHH Hương Cảnh (huyện Hóc Môn) xây dựng mô hình sản xuất, sơ chế, tiêu thụ RAT khép kín, trong đó cam kết sẽ bao tiêu 100% sản phẩm RAT của nông dân ngay khi xuống giống.

Nếu giá thị trường RAT tăng cao, công ty sẽ điều chỉnh giá thu mua với 50% sản phẩm theo giá thị trường, 50% theo giá hợp đồng cam kết.

Trường hợp giá thị trường RAT xuống thấp, doanh nghiệp cam kết thu mua 100% theo hợp đồng đã ký.

Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng nhà sơ chế có bể sục khí ozon để đảm bảo an toàn vệ sinh và giữ cho rau, củ, quả tươi ngon. Công ty còn sử dụng bao bì có dán tem nhãn ghi mã vạch để truy xuất từng lô hàng...

 

MINH HẰNG/ KHOA HỌC PHỔ THÔNG
 Tags: diện tích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập538
  • Hôm nay93,158
  • Tháng hiện tại829,268
  • Tổng lượt truy cập93,206,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây