Học tập đạo đức HCM

Nông thôn Huế ở nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn

Thứ sáu - 15/06/2018 04:54
Nhà trưng bày nông cụ tọa lạc tại làng Thanh Thủy Chánh, còn gọi là làng Thanh Toàn, thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế.

Nơi đây tái hiện những câu chuyện sinh hoạt ở làng quê Thanh Toàn thông qua trưng bày các loại nông cụ, ngư cụ truyền thống.

Nông thôn Huế ở nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn - ảnh 1 Ở đây không chỉ trưng bày nông cụ, mà còn là nơi giới thiệu đời sống văn hóa của người dân vùng Thanh Toàn, xã Thủy Thanh đến với du khách trong và ngoài nước.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

 
 
  00:00             00:00         
 

Làng Thanh Toàn hiện có khoảng 3.000 hộ dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Những lúc nông nhàn, người dân địa phương còn làm thêm các nghề phụ như chằm nón, làm bánh, rèn các đồ nông cụ… Ở trung tâm của làng, nhà trưng bày nông cụ được xây dựng từ cuối năm 2014, giới thiệu về lịch sử và văn hóa; nghề nông; đánh bắt cá và đời sống thường ngày của người dân làng Thanh Thủy Chánh. Khoảng 200 hiện vật và gần 100 bức ảnh đã được chọn ra để trưng bày theo các chủ đề này.

Nông thôn Huế ở nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn - ảnh 2Nhiều du khách thật sự ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được nhìn thấy những vật dụng, hoạt cảnh của người nông dân Việt Nam thuở xưa. 

Bà Nguyễn Thị Kiệm, thuyết minh viên của cộng đồng du lịch Thanh Toàn, cho biết: “Thời kỳ chưa có công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì người ta dùng những dụng cụ thô sơ như thế này để xay lúa, giã gạo, rồi những dụng cụ cày bừa, trục, đạp nước. Những dụng cụ này gắn liền với đời sống thường ngày của người dân nơi đây, được người dân lưu giữ được, sau đó hiến tặng cho nhà trưng bày nông cụ.”

Khung cảnh làng quê Thanh Toàn và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây được tái hiện qua những đồ vật như cối xay bằng đá, bát đĩa sứ, nồi đất, chõng tre… đến những nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như xe đạp nước, quang gánh, xe quạt lúa, những dụng cụ đánh bắt cá như lưới, nơm... Ở mỗi không gian giới thiệu hiện vật đều được chú thích rất rõ để du khách và người xem có thể chiêm nghiệm.

Nông thôn Huế ở nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn - ảnh 3 Cối xay lúa của nhà người Việt thuở xưa

Cụ thể tại khu vực giới thiệu về bữa cơm gia đình truyền thống của người dân làng quê xưa, ông Nguyễn Viết Bền, 78 tuổi, ở làng Thanh Toàn, ghi lại cảm xúc của mình trên hiện vật: "Nhớ năm trước giải phóng, buổi sáng cả nhà thường ngồi xúm lại bên mâm cơm, nhưng chỉ có nồi cơm với chén ruốc hấp hay dĩa muối đâm chấm với ớt. Nhà có ba thế hệ ông bà, cha mẹ và con. Lúc không đủ cơm ăn, phần ăn được ưu tiên cho người nhà và con nhỏ, những người còn lại có gì ăn nấy. Bây giờ dân làng no đủ hơn rất nhiều. Xưa thì ăn no mặc ấm. Nay thì ăn ngon mặc đẹp. Giới trẻ giờ thì thích đến những quán ăn ngon, ít ngồi ăn chung bữa cơm với gia đình".

Nông thôn Huế ở nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn - ảnh 4Gian bếp xưa của người Việt.Gian bếp xưa của người Việt. 

Ngoài ra, những câu chuyện, câu dân gian thôn quê đặc trưng của vùng đất Huế được tái hiện qua nhiều không gian với sự minh họa hấp dẫn. Như câu “ếch tháng ba, gà tháng tám” đi kèm với những dụng cụ bắt ếch trên đồng ruộng và nuôi gà trong nhà. Câu “cơm với cá như mạ với con” được minh họa bằng hình ảnh cái bếp thôn quê, dụng cụ nấu bếp. Câu “ru em em théc cho muồi, để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu” đi kèm với cái nôi ru em bé, chiếc giường tre, ấm nước, mâm cơm nhà…

Nông thôn Huế ở nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn - ảnh 5 Tái hiện bữa cơm gia đình nhà nông ngày xưa

Bà Nguyễn Thị Kiệm, cho biết thêm: “Nói về một câu là cơm với cá như mạ với con, nghĩa là một bữa cơm có thức ăn, với cá, những thức ăn mộc mạc của làng quê, ở đây là cá rô Bầu Tròn kho tộ, là rất ngon. Ăn cơm với cá như mạ với con là nói đến tình thương của người mẹ với người con.”

Nông thôn Huế ở nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn - ảnh 6Bà Nguyễn Thị Kiệm, thuyết minh viên của cộng đồng du lịch Thanh Toàn. 

Trong nhà trưng bày nông cụ còn có khu trưng bày hiện vật phản ánh nét văn hóa của địa phương như cưới hỏi, các lễ hội như bài chòi, hội đua ghe. Cùng với đó là khu trải nghiệm về ngư nghiệp, nơi mà du khách có thể cùng người dân địa phương trải nghiệm hoạt động đánh bắt cá, chơm, nẹp, xáo, làm bánh, chằm nón... Cuối cùng là khu mà người dân địa phương tái hiện lại các làn điệu dân ca địa phương như hò xay lúa, hò giã gạo, hò ru em...

Ông Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thủy Thanh, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng lên một nhà trưng bày các nông cụ của người dân Thanh Toàn ngày xưa. Các nông cụ đó đã giới thiệu cho du khách biết được những câu chuyện của người dân ở đây. Cái quan trọng nhất chúng tôi muốn nói rằng là mặc dù các nông cụ là tĩnh nhưng các câu chuyện của người dân tôn vinh các giá trị của các hiện vật đó. Du khách vào đây, có thể là bất đồng về ngôn ngữ, nhưng vẫn biết rằng các hiện vật đó được người ta sử dụng như thế nào. Cái chúng tôi muốn là đem giọng nói của người dân thổi hồn vào các sản phẩm trưng bày.”

Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn được khách du lịch đánh giá là một điểm tham quan hấp dẫn. Mỗi ngày, nơi đây đón hơn 100 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống nông thôn Thanh Toàn.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm263
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,336
  • Tổng lượt truy cập90,255,729
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây