Học tập đạo đức HCM

Lễ hội vải thiều Thanh Hà: Góp phần phát triển du lịch sinh thái

Thứ sáu - 15/06/2018 04:23
Lễ hội vải thiều - Hải Dương 2018 vừa diễn ra mới đây tại Quảng trường Thanh Bình (huyện Thanh Hà) không chỉ nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản độc đáo chủ lực, mang đặc trưng địa phương mà dường như còn muốn gắn kết thương hiệu này với phát triển du lịch của tỉnh.

Lễ hội chính là dịp để các doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng nông sản, siêu thị kết nối trực tiếp với người nông dân, các đầu mối thu mua vải thiều tại Hải Dương. Từ đó, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm xuất khẩu này mong sao người dân có được niềm vui trọn vẹn mỗi khi vải thiều được mùa nhưng cũng phải được cả giá.

Du khách cùng trải nghiệm thu hoạch vải tại vườn

Tại lễ hội đã có 8 doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ nông sản lớn trong cả nước về ký hợp đồng, biên bản ghi nhớ cam kết tiêu thụ nông sản với đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, cơ sở phân phối trong tỉnh. Có thể kể đến như Công ty Đồng Giao, Công ty Ban Mai, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Trung tâm xúc tiến bộ Thương mại, Chuỗi siêu thị Co.op food, Liên minh Hợp tác xã Xuất khẩu Việt Nam... với cam kết tiêu thụ trên 50.000 tấn.

Tiếp sau lễ hội tại huyện Thanh Hà, từ ngày 12 - 18/6/2018, tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), tỉnh Hải Dương tiếp tục tổ chức "Tuần lễ vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội" nhằm lan tỏa thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Thanh Hà.

Vải thiều giờ có mặt ở nhiều địa danh khác nhau nhưng quả vải thiều Thanh Hà vẫn giữ được sự khác biệt về hương vị, hình dáng nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù sa đặc thù. Quả vải Thanh Hà khi chín có màu đỏ hồng, hạt đen tuyền, nhỏ, cùi trắng và dày, vị ngọt thanh mát khó quên.

Sản lượng vải thiều tại huyện Thanh Hà liên tiếp được mùa, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2017, sản lượng vải Thanh Hà đạt khoảng 22.000 tấn, trong đó có khoảng 10.500 tấn xuất khẩu, đặc biệt sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã có mặt tại các thị trường có giá trị cao, khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Oxtralia, Hàn Quốc, Thái Lan…

Năm nay, vải sớm tiếp tục được mùa, tiêu thụ nhanh, được giá, khiến nông dân rất hồ hởi. Toàn huyện Thanh Hà hiện có gần 4.000 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGap, bao gồm 1.500 ha vải sớm và gần 2.500 ha vải thiều chính vụ. Sản lượng vải quả của huyện niên vụ này ước đạt 35.000 tấn. Điểm nhấn quan trọng nữa là năm nay, vải thiều Thanh Hà đã được hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ càng khẳng định chất lượng và uy tín của thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Nông dân còn được ngành chức năng tổ chức tập huấn, hướng dẫn và sản xuất theo quy trình VietGAP. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số vùng cho 9 vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, Australia và các nước EU với diện tích hơn 100 ha.

Trong khuôn khổ lễ hội, có nhiều hoạt động đặc sắc như: Đưa du khách đi tham quan cây vải Tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, thăm các vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap, cùng tham gia thu hoạch vải tại vườn ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh, trải nghiệm du lịch trang trại kết hợp du lịch sinh thái tại “Vườn du lịch sinh thái Sông Hương”, tham quan sông nước bằng ca nô kết hợp du lịch di tích lịch sử văn hóa và tâm linh giúp du khách hiểu rõ hơn giá trị văn hóa của địa phương.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Cùng với các kinh nghiệm canh tác, chăm sóc cây vải từ trước đến nay cần nghiên cứu để áp dụng các biện pháp mới trong canh tác, bảo quản chế biến, đáp ứng những yêu cầu thương mại khắt khe như: Sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, truy xuất nguồn gốc, đổi mới công tác tiếp thị để sao cho sản phẩm này lan tỏa tốt hơn, đem lại giá trị cao hơn cho người dân, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là tại các vùng thuần nông.

Về lâu dài, để lễ hội thực sự là nơi trải nghiệm thú vị, hấp dẫn du khách trong ngoài nước, ngoài việc khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng sông Hương - Thanh Hà được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt khá bài bản, dựa trên tài nguyên du lịch hiện có là tiềm năng sinh thái mặt nước của sông Hương, sự trù phú của những vườn cây ăn quả và các điểm di tích lịch sử văn hóa. Loại hình sản phẩm chủ đạo sẽ là du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch trải nghiệm sông nước kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hóa, tâm linh cùng các khu bảo tàng, bảo tồn lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng; kết hợp nghỉ dưỡng cao cấp…

Để hiện thực hóa quy hoạch trên, nhiều chuyên gia kinh tế hiến kế, Hải Dương nên học kinh nghiệm từ Đà Nẵng, Quảng Ninh… trong xây dựng cơ chế xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng xây dựng và hoàn thiện dự án nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch sinh thái sông Hương. Một trong những vấn đề cốt lõi cần được quan tâm là có cơ chế, chính sách cụ thể thu hút các nhà đầu tư du lịch, phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch về đây đầu tư. Có như vậy mới mong thu hút được 500.000 du khách/năm đến năm 2020 như quy hoạch.

Song để hoạt động du lịch tại Thanh Hà nói riêng, Hải Dương thêm sôi động cần sự chung sức của các cấp, các ngành và sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đó là hình thành chuỗi các tuyến điểm du lịch sinh thái miệt vườn: triển khai một số hạng mục tại điểm đón tiếp đầu tuyến trên địa bàn xã Cẩm Chế, điểm dừng chân giữa tuyến tại xã Thanh Xá và điểm đón cuối tuyến tại xã Thanh Thủy; cung cấp đa dạng những dịch vụ du lịch như: sống cùng người dân, quăng lưới, buông chài, thưởng thức đặc sản rươi, ruốc, cáy…; xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống; đạp xe tham quan phong cảnh làng quê; chiêm bái nhiều ngôi chùa cổ, kiến trúc độc đáo… mà người dân địa phương trực tiếp tham gia, các cơ sở lưu trú, nhà hàng cùng chia sẻ những lợi ích từ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái với các đơn vị lữ hành, tạo sự bền vững trong phát triển du lịch trên địa bàn Hải Dương.

Khi hàng ngàn lao động tại địa phương tham gia vào từng khâu trong các tour du lịch sinh thái đang hoạt động, không chỉ góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an sinh, tạo thu nhập và việc làm, mà còn gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh nhà…

Mô hình du lịch sinh thái kết hợp trang trại chẳng những mang đến sự mới mẻ, hấp dẫn cho du lịch Hải Dương, mà còn đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp, gìn giữ, bảo tồn và phát huy không gian văn hóa truyền thống vùng nông thôn.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay64,951
  • Tháng hiện tại895,678
  • Tổng lượt truy cập92,069,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây