Học tập đạo đức HCM

Dân vận khéo ở Lâm Giang phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Chủ nhật - 26/08/2018 09:06
Việc xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến “Dân vận khéo” tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân, cùng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh
 
Bí thư Đảng ủy xã Vương Toàn Sơn trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (Ảnh: HM)

Chúng tôi đến xã Lâm Giang, Văn Yên vào những ngày đầu tháng 7, khi các cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân đang nỗ lực hoàn thành những chỉ tiêu cuối cùng để cán đích nông thôn mới theo đúng kế hoạch vào cuối năm 2018. Theo chia sẻ của Bí thư Đảng ủy xã Vương Toàn Sơn, thực hiện tốt phương châm đường lối công tác dân vận của Đảng, thời gian qua Đảng bộ xã đã thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận đồng đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân trong xã tích cực thi đua, lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Không chỉ duy trì, xã còn phát triển các mô hình “Dân vận khéo” để kịp thời nắm bắt những diễn biến về tư tưởng trong nhân dân. Các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động được đông đảo nhân dân ủng hộ, tạo nên sự gắn bó máu thịt gữa Đảng với nhân dân, hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và chương trình nông thôn mới.

Với cách làm mới, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đã xuất hiện nhiều tấm gương, nhiều điển hình tiên tiến.

Không giống với những người dân ở địa phương phát triển kinh tế gia đình từ trồng rừng và chăn nuôi, ông Vũ Gia Biên ở thôn 3, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đã mạnh dạn mở hướng đi mới cho nền kinh tế gia đình bằng việc cải tạo đất vườn tạp, san gạt đất đồi thấp để trồng các loại cây ăn quả có múi.

 
Ông Biên chia sẻ kinh nghiệm trong cách trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh với lãnh đạo (Ảnh: HM)

Ông Biên cho biết: Thời gian đầu khi đưa cây bưởi, cây cam vào trồng, gia đình ông cũng không biết hiệu quả ra sao, song vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đồng thời học hỏi thêm các kiến thức trồng trọt qua sách báo, ti vi cũng như trao đổi với các hộ có kinh nghiệm trồng bưởi lâu năm ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên nên chỉ sau 3 năm bưởi tại trang trại của gia đình ông đã cho trái. Thấy cây bưởi dễ thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, chất lượng quả đảm bảo. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm ông lại phát triển thêm một số loại cây ăn quả và đến nay gia đình ông đã có gần 600 gốc cây ăn quả, trong đó bưởi diễn là 300 gốc, bưởi da xanh 70 gốc và cam Vinh 200 gốc.

Năm 2017 vừa qua, một số cây ăn quả nhà ông đã bắt đầu ra quả và cho thu nhập bước đầu trừ tất cả các khoản chi phí cũng đạt được 40 – 50 triệu đồng. Mô hình trông cây ăn quả có múi của ông Vũ Gia Biên trên đất đồi thấp và vườn tạp không chỉ tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống mà còn mở ra hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế ở địa phương.

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, ông Biên còn vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật. “Tôi mong muốn mở rộng thêm nhiều diện tích cây ăn quả tại thôn 3, để người dân có cơ hội được thay đổi cuộc sống. Tôi suy nghĩ rằng nếu xây dựng thành khu vực chuyên canh cây ăn quả thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ dễ hơn là làm ăn manh mún, vì thế có kinh nghiệm gì tôi đều chia sẻ với bà con để cùng chuyển đổi sang xây dựng mô hình trồng cây ăn quả”. Ông Biên bộc bạch.

Không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, 7 năm làm Bí thư Chi bộ thôn 3, ông Biên luôn nỗ lực trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông Biên cho rằng bản thân người làm lãnh đạo trước hết cần phải nêu gương, đi trước, tiếng nói của lãnh đạo phải được nhân dân lắng nghe; khi nhân dân đã đồng thuận thì việc gì cũng sẽ làm được. Thứ hai là mọi thứ phải minh bạch, rõ ràng, để dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra trong mọi công việc”. Chính vì vậy, trong nhiều năm giữ chức Bí thư chi bộ, ông cùng đảng viên và nhân thôn 3 luôn đi đầu trong rất nhiều phong trào, điển hình là phong trào xây dựng nông thôn mới, người dân tự nguyện đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các tiêu chí của nông thôn mới, phục vụ cuộc sống.

 
Nguyên Bí thư Chi bộ thôn 3 Vũ Gia Biên cho biết năm 2018 trang trại của ông sẽ xuất ra thị trường trên 6 nghìn quả bưởi da xanh, dự kiến ông thu lãi trên 100 triệu đồng (Ảnh: HM)

Người dân thôn 2 và thôn 3 của Lâm Giang vốn được ngăn cách với nhau bởi một con suối. Để ra được khu vực sản xuất người dân thôn 3 vốn phải đi qua con suối này, mỗi khi lũ về việc sản xuất trở nên khó khăn và nguy hiểm; đây cũng là con đường chính dẫn ra nghĩa trang của 2 thôn, vì vậy việc xây dựng một cây cầu bắc qua suối là điều mong mỏi từ rất lâu của nhân dân 2 thôn.  

Theo ông Biên, để có được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, thôn 3 đã tổ chức họp 2 lần để xin ý kiến người dân, sau khi người dân đồng ý thì lên dự trù kinh phí và kế hoạch thực hiện, tất cả những nội dung này đều được người dân đóng góp ý kiến, sự minh bạch trong tất cả mọi việc đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, khiến việc xây dựng cây cầu thực hiện nhanh chóng. Sau một thời gian thực hiện cây cầu nối liền thôn 2 và thôn 3 đã hoàn thành và khánh thành vào tháng 3/2018.  

Đồng chí Vương Toàn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Giang khẳng định: Việc xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến “Dân vận khéo” tại Lâm Giang đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân, cùng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; huy động mọi nguồn lực trong nhân dân cùng nhau phát triển kinh tế- xã hội, sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng./.

Hoàng Mẫn/ CPV
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,081,872
  • Tổng lượt truy cập92,255,601
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây