Học tập đạo đức HCM

Nông dân thu nhập cao nhờ trồng dâu nuôi tằm

Thứ bảy - 25/08/2018 10:51
Mô hình trồng dâu nuôi tằm mang lại thu nhập cao cho người dân miền núi huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, với lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm.

Huyện miền núi Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đang khuyến khích nông dân địa phương phát triển mô hình trồng dâu nuôi tằm theo kỹ thuật và giống mới. Hiệu quả kinh tế được đánh giá cao gấp ba lần so với trồng các loại cây màu truyền thống, giúp người dân nơi đây có cuộc sống ngày một khấm khá hơn.

Ông Hồ Doãn Hùng là một trong những nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả ở xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

 

nong dan thu nhap cao nho trong dau nuoi tam hinh 1
Mỗi năm, gia đình ông Hồ Doãn Hùng thu nhập 120 triệu đồng từ 1 ha dâu tằm sau khi trừ chi phí.

Tháng 4 năm ngoái, sau chuyến tham quan vùng trồng dâu tằm ở Bảo Lộc-Lâm Đồng, ông Hùng quyết định chuyển diện tích đất màu hiện có sang trồng dâu nuôi tằm. Với giống dâu mới F7, chỉ trồng sau 4 tháng, lá phủ xanh, gia đình ông bắt đầu mua giống tằm về nuôi.

Qua một năm chuyển đổi, ông Hùng nhận thấy hiệu quả mang lại rõ rệt. Cùng một diện tích đất, nhưng nghề trồng dâu tằm cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng cây màu truyền thống. Ông Hùng cho biết, kén thu hoạch bán được 200 triệu đồng, trừ chi phí công và giống hết khoảng 80 triệu, thu nhập từ một ha dâu được 120 triệu đồng.

Thấy thu nhập từ nghề mới cao gấp 3 lần trồng hoa màu, một số nông dân khác ở xã Sùng Nhơn đã mạnh dạn theo nghề mới. Trên nền đất sản xuất hoa màu trước đây, anh Phan Ngọc Út đã tiến hành cải tạo trồng 4 sào (4.000m2) dâu. Mới đây, anh nuôi thử 1 hộp giống đầu tiên. Trong vòng 13 ngày, tằm cho gần 45 kg kén chất lượng tốt, bán với giá 182.000 đồng/kg, gia đình anh thu về hơn 8 triệu đồng.

Chỉ vất vả trong vài ngày mà thu nhập cao hơn so với trồng bắp và đậu, anh Út dự tính sẽ mở rộng thêm diện tích thêm vài nghìn m2 nữa.

 

nong dan thu nhap cao nho trong dau nuoi tam hinh 2
Anh Phan Ngọc Út đang mở rộng thêm diện tích trồng dâu tằm trên cánh đồng Sùng Nhơn.

 

Ông Trương Quang Đến, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Linh cho biết, trước kia Đức Linh cũng là vùng trọng điểm trồng cây dâu, huyện từng có hợp tác xã phát triển cây dâu tằm. Tuy nhiên, sau đó việc trồng dâu không còn hiệu quả và hợp tác xã dâu tằm đã giải thể trong thập niên 1990.

Gần đây, với giống dâu mới và giống tằm mới cùng với kỹ thuật nuôi hiện đại, nghề trồng dâu nuôi tằm đang có cơ hội phát triển. Giống dâu mới cho nhiều lá, giống tằm mới cũng ít bệnh, dễ nuôi cho kén chất lượng hơn so với giống truyền thống. Cộng với phương pháp mới  (tằm được nuôi dưới nền xi măng hoặc trên dàn khung gỗ trải lưới, không cần nong tre), việc cho ăn thay phân rất thuận lợi, tiết kiệm công chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao.  

 

nong dan thu nhap cao nho trong dau nuoi tam hinh 3
Tằm được nuôi theo phương pháp khung gỗ lót lưới đỡ tốn công chăm sóc.

 

Với định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đưa chuỗi giá trị hàng hóa tăng, tạo lợi nhuận cho người dân trên đơn vị diện tích, vừa qua huyện Đức Linh đã khuyến khích nông dân xã Sùng Nhơn tiên phong phát triển mô hình rồi nhân rộng ra toàn huyện. Trong đó, việc liên kết với doanh nghiệp, ổn định đầu ra cho nông dân là vấn đề then chốt. 

“Cùng với việc phát triển diện tích, chúng tôi tạo chuỗi liên kết, tìm doanh nghiệp để cùng đầu tư bao tiêu sản phẩm cho người trồng dâu nuôi tằm hiện nay. Trên tinh thần đó, ngành nông nghiệp rất quan tâm, cùng vận động doanh nghiệp và nông dân tạo mối liên kết chuỗi giá trị này ngày một phát triển hơn”, ông Trương Quang Đến cho hay.

Đến nay, trên vùng đất Sùng Nhơn, huyện Đức Linh đã có 16 hộ nông dân trồng dâu tằm với khoảng 10 ha. Thời gian qua, giá thu mua kén tơ ổn định từ 150.000-180.000 đồng/kg. Trong một năm, mỗi ha dâu nuôi được khoảng 20 hộp tằm giống, thu khoảng 1 tấn kén tơ. Trừ chi phí công cán và tiền giống, nông dân thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Mô hình hiệu quả đang mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân miền núi huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận./. 

 

Việt Quốc/VOV-TP HCM
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,057,816
  • Tổng lượt truy cập92,231,545
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây