Học tập đạo đức HCM

Điện Biện: Kỳ vọng từ mô hình nuôi hươu sao lấy nhung

Thứ tư - 08/08/2018 06:11
Nhung hươu sao được coi là nguyên liệu quý, được người dùng ưa chuộng. Hiểu được điều đó, gia đình ông Nguyễn Đình Kiên, thôn 5, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, mạnh dạn đầu tư nuôi loài động vật này.

Hiện nay mô hình nuôi hươu sao đối với người dân xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên còn khá mới mẻ. Toàn xã Pom Lót mới chỉ có 3 hộ gia đình chăn nuôi loại động vật này.

Ông Nguyễn Đình Kiên, thôn 5, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, bên đàn hươu của gia đình
Ông Nguyễn Đình Kiên, thôn 5, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, bên đàn hươu của gia đình
Gia đình ông Nguyễn Đình Kiên, 65 tuổi, trú thôn 5, là một trong những gia đình đâu tiên của xã Pom Lót, huyện Điện Biên thực hiện mô hình nuôi hươu sao. Hiện tại, gia đình ông Kiên mới nuôi 5 cặp hươu và 1 cặp nai để thí điểm. Sau 1 năm chăm sóc, cuối 7/2018, gia đình ông đã tiến hành cắt nhung để tạo đế. Qua lần đầu thu hoạch, nhung cho chất lượng rất tốt. Từ đó, gia đình ông có thêm động lực để tiếp tục phát triển đàn hươu.
 

Tâm sự về lý do chọn phát triển mô hình nuôi hươu, ông Nguyễn Đình Kiên, cho biết: Trước đây, gia đình đã từng nuôi gà, ấp trứng theo dự án phát triển gà tại chỗ, chăn nuôi gà 2 năm bán tốt nhưng do áp lực nhiều, lại vấn đề sức khở nên tôi tìm hiểu giống khác để nuôi cho hợp với tuổi già. Năm 2017, qua tìm hiểu thông tin về loài hươu sao trên mạng, cũng như thăm quan một số mô hình nuôi hươu, tôi đã đầu tư 115 triệu đồng về huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, mua 4 con hươu sao đực, 5 con hươu sao cái giá 20 triệu đồng/cặp và 1 cặp nai giá 30 triệu đồng về nuôi. Nguồn vốn mua giống được tích góp được từ trước khi nghỉ hưu và việc chăn nuôi gà trước đó.

Đàn hươu sao hơn 1 năm tuổi đã bắt đầu cho nhung
Đàn hươu sao hơn 1 năm tuổi đã bắt đầu cho nhung

Với diện tích đất trên 2000m2, ông Kiên đã giành hơn 200m2 để xây dựng chuồng trại nuôi hươu. Cùng với đó, ông giành 300m2 để trồng cỏ voi, tạo nguồn thức ăn cho hươu. Đến nay, đàn hươu của gia đình phát triển tốt, kỳ vọng là nguồn thu nhạp chính cho gia đình trong thời gian tới.

Ông Kiên, chia sẻ: Hươu sao là loài sống hoang dã, với bản tính nhút nhát, khi có người đến gần rất dễ hoảng loạn, chạy nhảy. Do đó, tôi phải dùng lưới B40 làm hàng rào bao quanh chuồng trại để bảo vệ. Sau hơn 1 năm gắn bó, đến nay đàn hươu đã quen dần với tôi, không còn sợ mỗi lần cho chúng ăn. Lần đầu có thể cho ít nhung (khoảng 150g) nhưng lượng nhung sẽ tăng dần theo mỗi năm. Nếu chăm tốt, mỗi con hươu cho nhung 2 lần/năm và bắt đầu từ năm thứ 6 - 8 trở đi hươu sao sẽ cho nhung ổn định và có thể cho nhung kéo dài đến khoảng 20 năm.

Ông Kiên nhận định: Nuôi hươu dễ hơn nuôi bò vì không phỉ lo lắng về nguồn thức ăn
Ông Kiên nhận định: Nuôi hươu dễ hơn nuôi bò vì không phải lo lắng về nguồn thức ăn

Theo đánh giá của ông Kiên thì, nuôi hươu phải đầu tư vốn lớn, nhưng sản phẩm dễ bán, thị trường ổn định, giá cao. Nuôi hươu sao còn dễ hơn nuôi bò, thức ăn chủ yếu toàn gia đình trồng, chủ yếu là cỏ voi và cho ăn thêm rau, củ, quả nên không mất thêm chi phí đầu tư thức ăn. Trung bình mỗi một ngày, một con hươu chỉ ăn hết khoảng 3 - 4kg cỏ.

Hiện nay, giá nhung trên thị trường dao động từ 1,7 triệu - 2 triệu đồng/100g. Đợt thu nhung đầu tiên dù gia đình ông Kiên không bán, nhưng có rất nhiều người đến hỏi mua và đặt trước sản phẩm cho đợt cắt nhung sắp tới. Không lâu nữa thì đàn hươu cái của gia đình ông Kiên sẽ bước vào mùa sinh sản, với giá hươu giống trên thị trường dao động từ 15 - 20 triệu/cặp thì cũng hy vọng việc bán giống sẽ đem về cho gia đình ông khoản thu nhập đáng kể.

Đàn hươu với kỳ vọng là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Nguyễn Đình Kiên
Đàn hươu sao với kỳ vọng là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Nguyễn Đình Kiên

Với mô hình nuôi hươu sao để lấy nhung, gia đình ông Kiên hoàn toàn có thể thu hồi vốn ban đầu trong vài năm tới. Ngoài kỳ vọng phát triển kinh tế gia đình, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung của gia đình ông Nguyễn Đình Kiên sẽ mở ra hướng đi mới cho những người nông dân Điện Biên.

Tác giả bài viết: Trần Thành - Hà Thuận

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại971,949
  • Tổng lượt truy cập92,145,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây