Học tập đạo đức HCM

Đô thị Đà Nẵng: Giải bài toán việc làm cho nông dân

Thứ ba - 16/10/2018 05:13
Đà Nẵng đang dần trở thành trung tâm về kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Để có thành tựu đó, ngành nông nghiệp và người nông dân phải hy sinh, thậm chí thiệt thòi, một bộ phận nhỏ cư dân nông nghiệp đứng trước nguy cơ không có việc làm… Làm sao để giải bài toán việc làm cho nông dân ở một địa phương có tốc độ đô thị hóa cao như Đà Nẵng, đòi hỏi những nỗ lực lớn.

Mô hình trồng rau sạch của nông dân H. Hòa Vang.

Ông Nguyễn Đình Khánh Vân - Chủ tịch Hội Nông dân TP Đà Nẵng, cho biết, Hội có hơn 43.000 hội viên. Vấn đề lớn mà người nông dân Đà Nẵng đang đối mặt là đất -nguồn tư liệu sản xuất chính đang "teo tóp" dần. Nhiều khu vực như: Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn đứng trước nguy cơ không còn đất sản xuất, đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, Hội có những định hướng đúng đắn nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người nông dân.

Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm TP Đà Nẵng thu hồi hàng trăm héc-ta đất để thực hiện các dự án khu dân cư mới, khu công nghiệp… Hiểu rõ được vai trò, nhiệm vụ của một công dân đô thị loại 1 nên từng hộ gia đình, từng cá nhân người nông dân đã đồng thuận giao "cần câu cơm" của mình cho chính quyền và biết cách hòa nhập với điều kiện của cuộc sống mới. Cụ thể, trong từng gia đình tự chuyển đổi ngành nghề theo hướng đầu tư cho con cái ăn học, có đủ điều kiện để vào làm công nhân tại các xí nghiệp, nhà máy... phù hợp năng lực thực tế của từng lao động. Bên cạnh đó, trong 5 năm (2013-2018) Hội Nông dân phối hợp với các ngành chức năng mở 121 lớp dạy nghề làm nấm, trồng hoa, rau an toàn… và hướng dẫn xây dựng nhiều mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp cho hơn 4.000 nông dân. Đồng thời, Hội còn tổ chức gần 1.300 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt thủy hải sản cho gần 55.000 lượt nông dân.

Theo ông Bùi Nam Dũng-Phó Chủ tịch UBND H. Hòa Vang: Ngoài việc tổ chức dạy nghề, xây dựng mô hình kinh tế hợp tác trồng nấm, hoa, rau an toàn gắn với công nghệ cao…, các cơ quan chức năng tại Đà Nẵng tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã giúp nông dân tại địa phương có việc làm ổn định, thu nhập cao hơn so với trồng lúa trước đây. Nhiều sản phẩm mang đặc trưng, như: nấm Linh chi, rau an toàn Hòa Vang, vú sữa Hòa Liên, bưởi da xanh Hòa Ninh, hoa lan Hòa Châu... ra đời đã giúp người nông dân Hòa Vang thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trên thực tế, đời sống người nông dân Đà Nẵng vẫn còn nhiều khó khăn. Việc tổ chức dạy nghề, đầu tư vốn xây dựng trang trại sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ… chỉ giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho một bộ phận nhỏ nông dân. Một bộ phận lớn nông dân vẫn còn thiếu vốn nên phải canh tác theo phương thức cũ, manh mún, sản phẩm có giá trị thấp… nên đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, ngoài nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội, các cơ quan chức năng cần có những chính sách ưu đãi khác và tạo điều kiện cho người nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay có lãi suất thấp, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

Thiết nghĩ, Đà Nẵng cần có những chính sách "dài hơi" để giúp người dân vượt qua những khó khăn, tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn vốn… từng bước vươn lên, xứng đáng với tầm vóc phát triển chung của thành phố.

Tác giả bài viết: M.T

Nguồn tin: cadn.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập809
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm808
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,641
  • Tổng lượt truy cập93,137,305
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây