1.500 DN nông nghiệp
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, tính đến tháng 10.2016, số DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của TP.HCM ước khoảng 650 đơn vị. Ngoài ra, TP.HCM có hơn 960 trang trại sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Điều đáng nói, phần lớn các DN có quy mô khá nhỏ. Cụ thể, khoảng 31,6% DN có doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm, khoảng 21% DN có doanh thu từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm, khoảng 15,8% có doanh thu từ 5 đến 10 tỷ đồng/năm. Còn lại, có đến 31,6% số DN đạt doanh thu dưới 5 tỷ đồng/năm.
Sản xuất nấm tại doanh nghiệp Nấm Việt – một doanh nghiệp trưởng thành từ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp của TP.HCM. Ảnh: T.H
Khu nông nghiệp công nghệ cao kêu gọi doanh nghiệp đầu tư Ông Đinh Minh Hiệp – Trưởng ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (AHTP) cho biết, đơn vị này mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp ngay từ các dự án còn ở giai đoạn khởi động. AHTP hiện kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các khu nông nghiệp công nghệ cao tại Củ Chi, khu nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ và khu trồng trọt tại xã Phước Vĩnh An (Củ Chi). |
Sở NNPTNT đặt mục tiêu, đến năm 2020 sẽ có 1.500 DN nông nghiệp hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Để xây dựng được “đội quân” này, bình quân mỗi năm TP.HCM sẽ có khoảng 250 DN nông nghiệp được thành lập mới.
Ông Trần Tấn Quý – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, nhiệm vụ ngành nông nghiệp TP.HCM trong những năm tới là hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các DN nông nghiệp hiện có. Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ các cơ sở, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác… hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mong muốn thành lập DN.
Cầm tay chỉ việc
Cũng theo ông Quý, sau khi tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, dạy nghề cũng như mong muốn thành lập DN của các đơn vị, định kỳ hằng năm, thành phố sẽ tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo các kiến thức liên quan tới “khởi nghiệp doanh nghiệp.
Những vấn đề cụ thể như đánh giá khả năng phù hợp để bắt đầu kinh doanh, chọn lựa ý tưởng kinh doanh thực tiễn, lập kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị marketing, nguồn lực tài chính, nhân sự… cũng sẽ được đem ra mổ xẻ. Sau đó, các đơn vị tham gia sẽ được thực hành dựa trên kế hoạch kinh doanh tại Trung tâm Ươm tạo DN nông nghiệp, tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thực tế.
Ngoài ra, từ cuối năm 2016, TP.HCM sẽ định kỳ phối hợp với Thành đoàn TP.HCM, Trung tâm Ươm tạo DN, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM… tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cho các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, sinh viên nông nghiệp, các câu lạc bộ, tổ, nhóm sản xuất nông sản…
Ông Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo DN nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM cho biết, TP.HCM hiện có nhiều cá nhân, doanh nghiệp có “hứng thú” với nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, việc khởi nghiệp còn nhiều khó khăn do những hạn chế về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh, máy móc thiết bị…
Tác giả bài viết: Thuận Hải
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã