Học tập đạo đức HCM

Độc đáo mô hình ngân hàng thực phẩm tại châu Âu

Chủ nhật - 26/03/2017 09:31
Thông qua mô hình ngân hàng thực phẩm, số nông sản dư thừa do Liên minh châu Âu mua trữ lại sẽ được chuyển đến cho các tổ chức từ thiện phi lợi nhuận trên khắp châu Âu.

Tại châu Âu, từ hơn 30 năm nay, mỗi khi có một mặt hàng nông sản nào đó dư thừa khiến giá xuống thấp, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ tiền ra mua trữ lại, để giá không bị đẩy xuống thấp, giảm thiệt hại cho nông dân. Số nông sản ấy sau đó được chuyển miễn phí cho các tổ chức từ thiện phi lợi nhuận trên khắp châu Âu, thông qua mô hình ngân hàng thực phẩm.

Cách làm này không những giúp được nông dân, mà còn giúp các gia đình nghèo đỡ tiền mua thực phẩm hàng ngày.

Ghi nhận tại Bỉ, hàng ngày ông Jafar (tình nguyện viên) lái xe tải tới 3 siêu thị đã hẹn trước, để lấy các sản phẩm mà siêu thị vừa rút ra khỏi kệ. Đó là thực phẩm tươi sống vẫn còn dùng tốt, nhưng sắp hết hạn sử dụng, hoặc còn lẻ loi vài ba sản phẩm không bõ bày tiếp trên kệ hàng.

Điểm đến tiếp theo của ông Jafar là tổng kho ngân hàng thực phẩm. Tại đây có đủ thứ thực phẩm khô, bột mỳ, rau củ đóng hộp, thịt hộp, dầu ăn, cà phê hay sữa, có hạn sử dụng còn rất dài. Đó là hàng hóa mà các nhà máy sản xuất dư thừa, mang cho để khỏi tốn chi phí kho bãi, hoặc nông sản do Liên minh châu Âu bỏ tiền ra mua nhằm trợ giá cho nông dân.

Thực phẩm tươi sống và nông sản đóng hộp được chuyển hàng ngày tới các tổ chức từ thiện tư nhân. Chính phủ các nước châu Âu không chi ngân sách công cho hoạt động này, mà chỉ hỗ trợ ngân hàng thực phẩm và các tổ chức từ thiện bằng luật thuế.

Năm 2016, 13.000 tấn thực phẩm, trị giá tới 35 triệu Euro đã được thu hồi trên toàn nước Bỉ rồi chuyển về cho các Ngân hàng thực phẩm.

Cùng với thực phẩm khô từ quỹ của Liên minh châu Âu, tổng cộng hơn 12 triệu suất ăn đã được phân phát miễn phí trong năm tới 138.000 người dân Bỉ. 

Nguồn: VTV Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Hôm nay26,019
  • Tháng hiện tại204,586
  • Tổng lượt truy cập90,267,979
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây