Học tập đạo đức HCM

Du lịch cộng đồng… chuyển động

Thứ hai - 06/04/2015 20:33
Thời gian qua, tại Quảng Nam, mô hình du lịch cộng đồng đã đón nhận được sự quan tâm từ nhiều cấp ngành, địa phương và các tổ chức quốc tế nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống người dân tại những vùng còn khó khăn.
 
 Làng du lịch cộng đồng Triêm Tây được đầu tư xây dựng với kỳ vọng cải thiện cuộc sống người dân nơi đây.
Làng du lịch cộng đồng Triêm Tây được đầu tư xây dựng với kỳ vọng cải thiện cuộc sống người dân nơi đây.

Thu hút khách

Xã Tân Hiệp (Cù Lao Chàm, Hội An) được xem là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn trong tỉnh, tuy vậy nhờ du lịch phát triển những năm qua cuộc sống của người dân trên đảo đã có nhiều thay đổi tích cực. Bên cạnh các dịch vụ như tham quan, ăn uống, bán hàng lưu niệm, vận chuyển… thì một trong những hoạt động du lịch mang lại doanh thu cao nhất chính là lưu trú nhà dân (homestay). Hiện trên đảo có gần 30 hộ tham gia đón khách theo mô hình lưu trú này, trong đó tập trung nhiều nhất tại thôn Bãi Hương với khoảng 20 hộ. Khách lưu trú homestay ngoài sinh hoạt trải nghiệm cuộc sống cùng chủ nhà còn có thể trực tiếp tham gia các hoạt động lao động sản xuất thường nhật với người dân như chài lưới, đánh cá, làm vườn… Hiện tại, loại hình du lịch này đang ngày càng thu hút khách đến đảo với thời gian lưu trú trung bình mỗi khách 2 - 7 ngày, cá biệt có khách đăng ký ở nhà dân liên tục hơn 10 ngày.

Bà Nguyễn Thị Hiệp, chủ nhân homestay Hiệp Tung (thôn Bãi Hương) cho biết, đối tượng khách thuê nhà chủ yếu là nước ngoài bao gồm gia đình, nhóm bạn bè hoặc những người lớn tuổi muốn ra đảo tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Ngoài tham quan quanh đảo khách còn thuê thuyền thúng đi câu, kéo lưới, tắm biển, lặn ngắm san hô, thỉnh thoảng khách còn tham gia học tiếng Việt và dạy tiếng Anh lại cho người dân trong làng. “Tôi kinh doanh dịch vụ này được khoảng 6 năm, hầu hết khách đều hài lòng vì không gian trên đảo thoáng mát, trong lành, thức ăn thì tươi, giá cả cũng nhẹ nhàng so với nhiều nơi khác” - bà Hiệp chia sẻ. Ngoài mức giá thuê phòng 300 nghìn đồng/ngày-đêm bao gồm ăn uống, nếu khách có yêu cầu thêm về ăn uống hoặc thuê thuyền ngắm san hô, câu cá… thì số tiền phát sinh khoảng 200 – 300 nghìn đồng, được xem là khá mềm với du khách nước ngoài. Riêng năm 2014, gia đình bà Hiệp đón khoảng 180 khách đến thuê phòng lưu trú, tổng thu nhập ước hơn 100 triệu đồng.

Qua khảo sát, hầu hết du khách hài lòng với loại hình lưu trú này, nhất là khung cảnh thiên nhiên và thức ăn trên đảo. Vợ chồng ông Ric-hard (người Anh) tâm sự, dù mới đăng ký ở tại homestay Hiệp Tung 2 ngày nhưng đã bắt đầu cảm thấy yêu thích không gian yên bình trên đảo; buổi sáng hai vợ chồng ông dắt nhau ra bờ biển xem những phụ nữ phân loại hải sản, chào bán cá tôm cho khách hoặc ngồi ngắm biển nói chuyện với người dân vì ai cũng vui cười thân thiện. “Ở đây thật thú vị, tôi được đi tham quan nhiều di tích, cảnh đẹp trên đảo, được bà chủ nhà nấu cho những món ăn từ cá rất ngon, nhất là món mì hải sản. Một cảm giác tuyệt vời ” - ông Ric-hard bày tỏ.  

Xóa đói giảm nghèo

Theo ông Nguyễn Xin - Trưởng thôn Bãi Hương, mô hình du lịch homestay phát triển trong làng gần 6 năm nhưng chỉ đông khách trong khoảng 2 năm trở lại đây. Thời gian đầu, người dân được cán bộ của Ban Quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm tập huấn, hướng dẫn về cách đón tiếp, trang trí phòng ốc như xếp mền, mùng… đến nay việc đón khách lưu trú đã không còn xa lạ với nhiều hộ homestay trên đảo. Thống kê cho thấy, trung bình doanh thu từ một homestay mang lại cho mỗi hộ dân 70 - 100 triệu đồng/năm, chưa tính thêm thu nhập từ nghề bán hải sản bán cho khách. Đặc biệt, nhiều hộ dân trong làng cũng đã thoát nghèo vươn lên khá giả nhờ cung cấp các dịch vụ phụ kèm cho khách. “Mấy năm trước hộ nghèo trong thôn cũng nhiều nhưng bây giờ thì không còn do một số gia đình đã chuyển sang làm dịch vụ nên cuộc sống tốt hơn” - ông Xin cho biết. Có thể nhận thấy, dù vẫn còn những chệch choạc  ở một vài nơi nhưng không thể phủ nhận hiệu quả của loại hình lưu trú homestay gắn với du lịch cộng đồng là rất tốt. Thông qua mô hình du lịch này đã giúp người dân gìn giữ bảo tồn hiệu quả các tài nguyên tự nhiên, đồng thời biến những lợi thế đó thành sản phẩm du lịch đặc trưng cung cấp cho khách, góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập cho cộng đồng. Điều đó lý giải vì sao thời gian qua nhiều địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn kết hợp với các tổ chức quốc tế như ILO, UNESO, FIDR… triển khai rộng rãi loại hình du lịch này.

Trong chuyến khảo sát mô hình du lịch cộng đồng tại Triêm Tây (Điện Phương, Điện Bàn) vừa diễn ra mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chín khẳng định, mô hình du lịch cộng đồng sẽ là hướng đi của tương lai để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và có trách nhiệm, trong đó người dân địa phương sẽ là chủ thể trực tiếp hưởng lợi từ những giá trị văn hóa của mình. “Quá trình phát triển du lịch nhanh sẽ làm biến dạng văn hóa, vì vậy bây giờ mình có khái niệm là du lịch chậm, du lịch gắn với thiên nhiên nên mô hình du lịch cộng đồng là hướng đi thích hợp nhất. Có thể hiện tại nó kén khách nhưng vài năm tới tôi nghĩ loại hình du lịch này sẽ có tiềm năng  rất lớn” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chín nhận định. Đến nay, tại nhiều nơi như Đông Giang, Nam Giang, Duy Xuyên, Điện Bàn… mô hình du lịch cộng đồng gắn với lưu trú homestay đã trở thành hướng phát triển du lịch chủ đạo của địa phương, bước đầu tạo hiệu ứng tích cực và mang lại sự lan tỏa mạnh mẽ. “Trong cơ chế thị trường, du lịch cũng là một ngành nghề kinh doanh nên chắc chắn sẽ chịu sức ép về doanh thu, lợi  nhuận, rồi mâu thuẫn cộng đồng trong việc sẻ chia lợi ích… đây là những vấn đề khó tránh khỏi, khiến hoạt động du lịch cộng đồng ở vài nơi có những chệch choạc nhất định. Vì vậy, thời gian tới các bên liên quan như Sở VH-TT&DL cần phải tiếp tục triển khai công tác huấn luyện đào tạo, phân chia dịch vụ cho từng thành viên trong làng để đảm bảo sự cân bằng lợi ích, đặc biệt phải giữ cho được các tiêu chí cụ thể, khi đó mới có thể phát triển bền vững được” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chín nói.

VĨNH LỘC

Theo Báo Quảng Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay15,136
  • Tháng hiện tại338,126
  • Tổng lượt truy cập85,245,162
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây