Học tập đạo đức HCM

Gian nan thu gom rác thải nông thôn

Thứ năm - 10/08/2017 03:45
Hiện nay, việc thu gom, xử lý rác thải tại các địa bàn nông thôn còn hạn chế, nhiều gian nan khi lượng rác thải phát sinh lớn, khối lượng rác tồn đọng tại các điểm tập kết, trung chuyển còn nhiều… Điều này tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới đối với các cấp chính quyền cơ sở trong việc quản lý, xử lý rác, bảo vệ môi trường…

Hiện nay, một số khu vực ngoại thành đã cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Trọng Tuấn, phụ trách công tác môi trường xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) cho biết, dù gần 80% số hộ dân trên địa bàn xã nộp phí dịch vụ vệ sinh môi trường, nhưng thu nhập của các vệ sinh viên do xã, thôn thành lập chỉ đạt trung bình khoảng 400.000 đồng/người/tháng. Chính vì thu nhập thấp, nên người lao động không gắn bó, thiếu nhiệt tình với công việc khiến tình trạng tồn đọng rác trong khu dân cư, điểm tập kết thường xuyên xảy ra gây ô nhiễm, bức xúc trong nhân dân.

Tìm hiểu thực tế tại nhiều xã thuộc các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên, Thường Tín… cũng tồn tại những hạn chế như ở Phụng Châu. Đáng chú ý, phần lớn các xã giao cho tổ vệ sinh môi trường tự thu, tự chi và chưa có địa phương nào đạt tỷ lệ thu 100% giá dịch vụ vệ sinh môi trường. Cá biệt một số xã thuộc huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì… mức thu thấp hơn quy định của thành phố từ 500 đến 1.500 đồng/người/tháng… Thực tế này là nguyên nhân khiến công tác thu gom rác không được thực hiện tốt, nhiều tuyến đường, ao hồ khu vực nông thôn tràn ngập rác thải do một số người dân xả trộm…

Khắc phục những bất cập, ngày 31-12-2016, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND về việc “Ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố”. UBND thành phố giao các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án và tổ chức bộ máy phục vụ công tác thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn với mức giá thống nhất. Ngoài ra, UBND thành phố cũng điều chỉnh hình thức đặt hàng sang đấu thầu công tác duy trì vệ sinh môi trường...

Hà Nội là thành phố đầu tiên của cả nước chuyển đổi từ phương thức đặt hàng sang đấu thầu dịch vụ duy trì vệ sinh môi trường, xây dựng mô hình quản lý, sử dụng nguồn thu xã hội hóa thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt… Tuy nhiên theo ông Trần Văn Điền, phụ trách Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ cao Minh Quân cho biết, quá trình thực hiện chủ trương của thành phố, nhiều xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vào tiếp quản công việc thu gom rác thải, duy trì vệ sinh môi trường.

Để bảo đảm thu đúng, thu đủ giá dịch vụ, vệ sinh môi trường, hiện nay nhiều huyện đã hoàn thành công tác rà soát số dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động thực tế trên địa bàn, xây dựng phương án thu… Điển hình như huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập tổ chuyên trách quản lý, đôn đốc việc thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường, thành phần gồm phó chủ tịch UBND xã, trưởng công an xã, trưởng đài truyền thanh, trưởng thôn… Lực lượng công an xã được giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp không nộp tiền, có hành vi vứt rác không đúng thời gian, địa điểm quy định…

Sau 8 tháng thực hiện chủ trương của TP Hà Nội, công tác thu gom rác thải sinh hoạt, thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường khu vực ngoại thành đã có chuyển biến tích cực. Tuy vậy, thực tế sẽ khó vận động 100% hộ dân trên địa bàn nộp tiền khi chất lượng cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường không bảo đảm. Nhiều doanh nghiệp môi trường cũng không tự tin khẳng định sẽ bảo đảm chất lượng dịch vụ. Do đó, để hoạt động này đạt hiệu quả, đi vào nền nếp, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và cả người dân...

Tác giả bài viết: Kim Nhuệ

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập812
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại49,080
  • Tổng lượt truy cập88,727,414
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây